Dầu gió không chỉ dùng để trị đau nhức, làm dịu vết muỗi cắn mà còn mang đến nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.

Q.Duyên (t/h) 07:55 11/12/2022

Dầu gió là thứ mà hầu như nhà nào cũng có, thường được dùng để trị đau bụng, đau đầu, chống muỗi cắn. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng >dầu gió vào những việc này thì thật là lãng phí. Trước khi đi ngủ, bạn hãy thoa một ít dầu gió vào rốn, cơ thể sẽ nhận về những lợi ích bất ngờ.

Làm ấm cơ thể

Thời tiết thu đông lạnh hơn. Điều này làm hơi lạnh và hơi ẩm dễ xâm nhập cơ thể. Xoa dầu gió vào rốn trước khi đi ngủ vào buổi tối có thể ngăn hơi ẩm lạnh xâm nhập vào người, thúc đẩy tuần hoàn máu và thông kinh hoạt lạc.

Dầu gió làm ấm cơ thể, giúp phòng ngừa nhiều căn bệnh liên quan đến thời tiết như ho, cảm cúm một cách hiệu quả.

Ảnh minh họa: Internet

Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Chúng ta giành rất nhiều thời gian cho việc ngủ. Trong khi ngủ, cơ thể sẽ tự sửa chữa các tế bào gặp vấn đề. Do đó, đảm bảo ngủ đủ giấc có vai trò vô cùng quan trọng. Giấc ngủ kém sẽ làm rối loạn nội tiết, làm chậm quá trình lưu thông máu, giảm sức đề kháng, khiến tinh thần xấu đi và ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như công việc.

Cách đơn giản và rẻ tiền nhất để cải thiện chất lượng giấc ngủ đó chính là xoa dầu gió vào rốn. Dầu gió có mùi thơm nhỏ, giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, làm ấm cơ thể từ đó giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Ảnh minh họa: Internet

Cải thiện tiêu hóa

Theo y học cổ truyền, rốn là bộ phận kết nối giữa các cơ quan nội tạng và hoạt động bên ngoài. Rốn mỏng manh. Nếu không chú ý vệ sinh và không thay đổi thói quen ăn uống thì có thể gây hại đến các nội tạng bên trong. Khi rốn bị lạnh, con người cũng dễ bị tiêu chảy.

Trước khi đi ngủ, bạn có thể thoa dầu gió vào khu vực rốn để làm ấm cơ thể. Việc xoa bóp nhẹ nhàng sẽ giúp đẩy nhanh quá tình lưu thông máu, làm đường tiêu hóa dễ chịu hơn, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và đẩy nhanh quá trình bài tiết các chất có hại ra ngoài, giảm táo bón.

Lưu ý, những người có bệnh mãn tính, trẻ em, phụ nữ mang thai muốn sử dụng dầu gió nên có sự tư vấn của bác sĩ. Một ngày không nên dùng dầu gió nhiều hơn 3-4 lần và không bôi lên niêm mạc, mắt, các vết thương hở.

Ảnh minh họa: Internet
Q.Duyên (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe