Với người mắc tiểu đường thì việc kiểm tra hàm lượng đường huyết định kỳ là rất cần thiết, nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc theo dõi, điều trị và phòng ngừa những biến chứng nặng có thể xảy ra của bệnh tiểu đường.
Chỉ số đường huyết là gì?
Đường hay còn gọi là glucose máu được đánh giá là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Nó cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh, não bộ và nhiều cơ quan khác.
Chỉ số đường huyết (GI: glycemic index) chính là kết quả của nồng độ glucose trong máu, được tính theo đơn vị mmol/l hay mg/dl.
Lượng đường trong máu có thể thay đổi liên tục và có liên quan rất nhiều đến chế độ ăn uống, sinh hoạt của chúng ta. Tuy nhiên, nếu chỉ số này thường xuyên ở mức cao, đồng nghĩa với việc nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cũng tăng cao, thậm chí gây ảnh hưởng, biến chứng đến thận, mạch máu,... hay nhiều bộ phận khác trong cơ thể.
Các khung giờ >đo đường huyết để có kết quả chính xác
Chỉ số đường huyết liên tục thay đổi trong ngày, vì thế bạn cần đo đường huyết ở nhiều thời điểm trong ngày, nhiều ngày trong tuần mới có thể đánh giá chính xác được tình trạng >sức khỏe của cơ thể.
Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên tự kiểm tra chỉ số đường huyết vào bốn thời điểm trong ngày, gồm:
- Buổi sáng mới ngủ dậy
- 1- 2 tiếng sau ăn sáng
- 1- 2 tiếng sau ăn trưa
- Buổi tối trước khi đi ngủ.
Đường huyết lúc đói, lúc vừa ăn xong hay ở bất cứ thời điểm nào trong ngày sẽ có sự chênh lệch. Cụ thể, đối với một người bình thường, chỉ số đường huyết dưới đây được cho là an toàn:
- Buổi sáng mới ngủ dậy: Mức đường huyết tốt nhất dao động từ 90 đến 130 mg/dl.
- Sau khi ăn sáng, ăn trưa khoảng 2 giờ: Lúc này lượng đường huyết nên ở mức dưới 180 mg/dl.
- Trước khi đi ngủ: Mức đường huyết tốt nhất chỉ nên dao động trong khoảng từ 110 đến 150 mg/dl.
Các bác sĩ lưu ý, những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao nên kiểm tra đường huyết định kỳ gồm: người từ 45 trở lên, gia đình có người thân mắc bệnh tiểu đường, người thiếu ngủ (ngủ ít hơn 5,5 giờ mỗi ngày) và phụ nữ mang thai.
Để đảm bảo kết quả kiểm tra chính xác, cần mua loại máy thử đường huyết cá nhân có uy tín, bảo quản que thử đường huyết và kỹ thuật lấy máu ở đầu ngón tay theo đúng quy định. Người bệnh nên có sổ theo dõi lịch thử đường huyết và đưa cho bác sĩ xem để căn cứ vào đó mà đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp.
Hướng dẫn cách thử tiểu đường tại nhà từ A đến Z
Để kiểm tra đường huyết tại nhà, bạn sẽ được tư vấn sử dụng máy đo đường huyết cá nhân.
Các bước sử dụng máy đo đường huyết cá nhân để thử đường huyết tại nhà:
- Rửa tay bằng nước ấm, sau đó lau khô tay trước khi đo
- Lắp kim lấy máu vào ống bút
Điều chỉnh độ sâu của kim phù hợp với loại da của bạn
- Lắp que thử vào máy đo đường huyết. Code của que thử phải trùng khớp với mã code hiện trên máy. Sau khi lấy que thử nhanh chóng đóng lọ que thử để tránh độ ẩm xung quanh tác động lên các que khác.
- Xoa nhẹ đầu ngón tay để máu lưu thông về
- Đặt kim chích ở mép ngoài cạnh đầu ngón tay và bấm chích máu. Ấn nhẹ ống bút vào đầu ngón tay, kim lấy máu sẽ đâm nhẹ vào ngón tay của bạn.
- Nhỏ giọt máu vừa xuất hiện lên phần que thử trên máy đo.
- Dùng khăn sạch ấn nhẹ vào ngón tay để cầm máu.
- Đợi máy hiện thử kết quả và vệ sinh dụng cụ theo đúng hướng dẫn.