Theo bác sĩ nội tiết Li Aiguo (chuyên gia Khoa Nội tiết của Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật), bữa tối lành mạnh với người tiểu đường là bữa tối theo nguyên tắc 3-7 dưới đây.
Kiểm soát chế độ ăn uống rất quan trọng đối với việc điều trị bệnh tiểu đường. Trong 3 bữa ăn, bữa tối là bữa ăn quyết định đến lượng đường huyết nhiều nhất, đặc biệt là ban đêm nhiều bệnh nhân tiểu đường còn uống thuốc hạ đường huyết. Ăn quá nhiều sẽ gây khó chịu, ăn quá ít sẽ khiến hạ đường huyết giữa đêm. Sự biến động quá mức của đường huyết sẽ khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Vậy người tiểu đường nên ăn tối như thế nào? Theo bác sĩ nội tiết Li Aiguo (chuyên gia Khoa Nội tiết của Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật), bữa tối lành mạnh với người tiểu đường là bữa tối theo nguyên tắc 3-7 dưới đây.
Thời gian ăn tối được khuyến nghị là vào khoảng 6 giờ chiều, tốt nhất là không quá 8 giờ tối và nên ăn trước khi đi ngủ 3 tiếng.
Nếu ăn quá sớm có thể gây đói và tăng nhu cầu ăn đêm. Nếu ăn quá muộn, cơ thể chưa kịp tiêu hóa và chuyển hóa đã chìm vào giấc ngủ sẽ gây áp lực cho tuyến tụy, khiến lượng đường trong máu tăng cao trong khi ngủ, dẫn đến việc đường huyết gia tăng vào ngày hôm sau.
Mặt khác, nếu bạn ăn tối quá muộn, dạ dày có thể phải làm việc vào ban đêm, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ.
Bệnh nhân tiểu đường không những nên ăn tối sớm mà còn nên ăn ít lại, tốt nhất chỉ nên ăn no 7-8 phần, tức là đang ngang bụng, không còn cảm thấy đói nữa. Việc ăn quá no sẽ làm đường huyết tăng vọt sau bữa ăn mà còn tăng gánh nặng cho dạ dày và không tốt cho tim mạch, mạch máu não.
* 1 món giảm bớt:
Bữa tối của bệnh nhân tiểu đường nên giảm bớt thịt. Chế độ ăn tối nên nhạt, cố gắng chọn một số thực phẩm ít béo và dễ tiêu hóa, có thể dùng đậu và các chế phẩm của chúng để thay thế cho thịt, bạn cũng có thể chọn loại thực phẩm nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa như cá.
Bữa tối quá dư thừa >dinh dưỡng sẽ tích tụ một lượng lớn chất béo trong cơ thể, điều này không chỉ dễ dẫn đến béo phì mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, từ đó làm tăng tỷ lệ mắc các biến chứng tiểu đường. Do đó bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là những người đang thừa cân nên lưu ý điều này để không ảnh hưởng đến >sức khỏe.
* 2 món tăng cường
- Tăng cường ngũ cốc thô thay vì cơm cháo: Ngũ cốc thô nên là ngô, kê, gạo đen, gạo tím, lúa mạch, yến mạch, kiều mạch, đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, khoai lang. Sau khi tiêu thụ ngũ cốc thô, cơ thể sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa trước khi carbohydrate được hấp thụ, vì vậy nó có thể trì hoãn sự gia tăng lượng đường trong máu. Nó cũng có thể giải độc, cải thiện đường ruột và kiểm soát cân nặng.
- Rau: Rau tươi rất giàu vitamin và khoáng chất, chất xơ cũng rất phong phú. Vừa có thể bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời. Đồng thời thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giúp ổn định lượng đường huyết trong cơ thể. Bạn có thể ăn một số loại rau có hàm lượng đường thấp như tỏi tây, bí xanh, mướp đắng, bí đỏ, rau cải xanh, ớt xanh, cà tím...