Bác sĩ nội tiết Li Aiguo (Bác sĩ trưởng Khoa Nội tiết, Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật) mới đây đã đưa ra khuyến cáo về thực đơn lành mạnh dành cho người tiểu đường, đó là: Nguyên tắc 5 ăn, 4 bỏ.
Tiểu đường là căn bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho tim, thận và mạch máu não. Trong việc điều chỉnh đường huyết, có thể thấy chế độ ăn là vấn đề rất quan trọng. Người bệnh tiểu đường cần ăn uống đủ >dinh dưỡng, cân bằng đủ cả về số lượng và chất lượng để có thể điều chỉnh tốt đường huyết, duy trì cân nặng mong muốn.
Trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường cần phải hạn chế gluxit (chất bột đường) để tránh tăng đường huyết sau khi ăn. Đồng thời, cần sử dụng vừa phải chất béo nhất là các axit béo bão hoà để tránh rối loạn chuyển hoá.
Bác sĩ nội tiết Li Aiguo (Bác sĩ trưởng Khoa Nội tiết, Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật) mới đây đã đưa ra khuyến cáo về thực đơn lành mạnh dành cho người tiểu đường, đó là: Nguyên tắc 5 ăn, 4 bỏ.
Các loại mì là thực phẩm phổ biến trong cuộc sống hiện nay, vừa tiện lợi, vừa cung cấp năng lượng cho cơ thể để duy trì hoạt động bình thường. Tuy nhiên, mì cũng thuộc nhóm thực phẩm giàu tinh bột nên sau khi đi vào cơ thể, tinh bột sẽ được chuyển hóa nhanh. Điều đó khiến cho người tiểu đường không thể kiểm soát được tình trạng bệnh.
Đối với bệnh nhân đái tháo đường, nếu muốn ổn định đường huyết trong cơ thể thì không nên ăn nhiều cháo trắng. Cháo trắng tuy rất đơn sơ, ít dinh dưỡng nhưng vì cháo trắng mềm, loãng nên sẽ dẫn đến việc cơ thể hấp thụ carbohydrate dưới dạng tinh bột quá nhiều, quá nhanh. Như vậy ảnh hưởng đến sự ổn định của đường huyết, gây ra bệnh tiểu đường và nguy cơ biến chứng.
Không chỉ có đường, chất béo cũng có thể làm tăng gánh nặng chuyển hóa của cơ thể, dễ gây tích tụ mỡ. Lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến >sức khỏe của tế bào gan, đồng thời sẽ khiến lượng đường trong máu tăng liên tục, sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường.
Không chỉ có gạo trắng mới làm tăng đường huyết, gạo nếp thực sự có chỉ số đường huyết rất cao. Khi bạn tiêu thụ gạo nếp, những chất bột đường này sẽ chuyển hóa thành calo và đường, rồi nhanh chóng đi vào mạch máu. Điều đó khiến lượng đường trong máu tăng nhanh.
1. Chanh: Chanh rất giàu vitamin C, tốt cho việc >làm đẹp và >chăm sóc da. Ngoài ra còn có thể giúp tăng cường độ đàn hồi của mạch máu. Đặc biệt là các nguyên tố enzyme trong chanh có thể giúp thúc đẩy quá trình bài tiết insulin, hạ thấp lượng đường trong máu. Đồng thời ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
2. Cam: Cam ít đường, giàu vitamin C, axit xitric, pectin, rutin và các chất khác có tác dụng phòng ngừa tốt bệnh võng mạc do đái tháo đường, đồng thời có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa bệnh mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh tim,….
3. Lê: Lê không chỉ có tác dụng giúp thông phổi, ẩm phổi mà còn rất giàu chất xơ, có tác dụng cải thiện chức năng tiêu hóa, điều chỉnh lượng đường trong máu, ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
4. Táo gai: Vị chua ngọt của táo gai không chỉ có tác dụng nuôi dưỡng dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa mà còn giúp điều hòa lượng đường trong máu. Nó còn có tác dụng sửa chữa các tế bào mạch máu bị tổn thương, làm giãn nở mạch máu.
5. Quả kiwi: Quả kiwi có hàm lượng đường và chất béo thấp, là loại thực phẩm giàu chất xơ, có tác dụng phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường cũng như các biến chứng của bệnh rất tốt. Thêm vào đó, chất inositol dồi dào trong trái kiwi có thể điều chỉnh sự chuyển hóa đường, do đó làm giảm lượng đường trong máu.