Ô nhiễm không khí trong nhà cũng nguy hại đến sức khỏe con người không kém ô nhiễm không khí ngoài trời. Vậy đâu là nguyên nhân và cách giải quyết thực trạng này?
Căn cứ theo số liệu của tổ chức Y tế thế giới WHO, trên thế giới mỗi năm có đến hàng triệu người chết do các chứng bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí. Con số khổng lồ này đã chứng minh mức độ nguy hiểm của vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và thực trạng ô nhiễm không khí trong nhà nói riêng ở mọi quốc gia. Vậy nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà là gì và có cách nào để giảm thiểu không?
Tác hại của ô nhiễm không khí trong nhà rất nghiêm trọng, thậm chí nếu bị ô nhiễm kéo dài có thể gây đe dọa đến tính mạng. Trẻ em và người già là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất. Tùy vào chất gây ô nhiễm, thời gian và mức độ ô nhiễm mà có thể gây ra những chứng bệnh sau:
Tại sao không khí trong nhà cũng bị ô nhiễm? Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thực trạng này, ví dụ đơn giản như việc đốt lửa từ củi cũng có thể tạo ra các hóa chất độc hại. Hoặc một số nguyên nhân gây ô nhiễm khác như sơn tường hay bình xịt côn trùng mà các gia đình thường xuyên sử dụng. Cũng có những nguồn gây ô nhiễm đến từ môi trường tự nhiên như vi khuẩn và nấm mốc.
Các sản phẩm độc hại, hệ thống thông gió trong nhà không tốt, độ ẩm cao là các nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí trong nhà. Dưới đây là tổng hợp các nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến nhất.
Thảm trải sàn khi mới sử dụng khả năng lớn sẽ giải phóng các hóa chất từ lớp nhựa vinyl và keo gắn. Đây chính là khí thải có thể gây ra chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, và kích thích cơn hen suyễn.
Mặc dù phần lớn khí được phát thải trong vài tháng đầu nhưng có thể sẽ kéo dài đến tận 5 năm sau khi sử dụng. Do đó khi mới trải thảm, bạn nên tìm cách thông gió cho ngôi nhà của mình một cách hiệu quả hoặc chọn phương án không dùng thảm trải sàn trong nhà hoặc sử dụng thảm từ sợi tự nhiên.
Sơn gia dụng chứa rất nhiều hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Ở nồng độ cao, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi này gây ảnh hưởng đến >sức khỏe con người. Đó cũng là lý do tại sao đôi khi chúng ta cảm thấy đau đầu sau khi sơn.
Hầu hết các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi này sẽ bốc hơi rất nhanh sau khi sơn khô. Tuy nhiên một số loại có thời gian bay hơi lâu hơn. Những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi có trong sơn như metylen clorua và benzen được coi là chất gây ra bệnh ung thư cho con người.
Đến nay phần lớn các nhà sản xuất sơn đều giảm hàm lượng hoặc loại bỏ hợp chất hữu cơ dễ bay hơi ra khỏi sản phẩm sơn và thay bằng một số thành phần tự nhiên an toàn. Do đó bạn nên tham khảo kỹ thành phần của sơn trước khi sử dụng nhé.
Các chất tẩy rửa gia dụng và chất khử trùng phổ biến trong gia đình như nước rửa bồn cầu, nước lau kính, nước lau nội thất gỗ, da, kem tẩy đa năng, ... đều có khí phát thải. Khi các chất này tương tác trong không khí trong nhà có thể tạo thành các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi phức tạp gây ra các vấn đề sức khỏe. Một nghiên cứu gần đây cho thấy nếu thường xuyên sử dụng chất tẩy rửa làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và các bệnh hô hấp.
Không chỉ người hút thuốc mới có nguy cơ gặp vấn đề về sức khỏe. Những người hút thuốc thụ động cũng có nguy cơ tương đương.
Việc đốt củi hoặc đốt than phát thải ra một số chất độc hại như carbon monoxide, nitơ dioxide. Những chất này có thể gây ra các bệnh về phổi.
Các sản phẩm gia dụng có formaldehyde bao gồm đồ nội thất bằng gỗ như tủ, bàn ghế, sàn gỗ,.... Trong hai năm đầu sử dụng, các sản phẩm này có thể phát thải formaldehyde. Do đó nhớ mở rộng cửa, giữ nhiệt độ trong nhà mát mẻ, trang bị quạt hút gió để giảm lượng chất này...
Thuốc diệt côn trùng, thuốc trừ sâu gây ra các vấn đề về sức khỏe như thần kinh, tai, mắt, cổ họng và tăng nguy cơ ung thư. Do đó, nếu có thể hãy tìm cách khác an toàn để giảm côn trùng sâu bệnh trong nhà.
Những vật nuôi rụng lông như chó mèo có thể để lại lông bay lơ lửng trong không trung. Lông thú nuôi có thể gây ra dị ứng, kích thích ho cho nhiều người.
Một số sản phẩm chăm sóc cá nhân như nước thơm, chất khử mùi, dầu gội có thể gây ô nhiễm không khí trong nhà. Các nhà khoa học đã kiểm tra 25 sản phẩm khác nhau, bao gồm chất tẩy rửa chén, nước thơm, xà phòng, chất khử mùi, nước rửa tay và dầu gội. Kết quả cho thấy chúng tạo ra nhiều sản phẩm phụ hóa học có khả năng gây hại.
Nấm mốc thường được tìm thấy trong nhà khi độ ẩm không khí cao. Hãy duy trì độ ẩm trong nhà từ 30% đến 50% để tránh nấm mốc sinh sôi.
>>> Xem thêm:
- 6 giải pháp tối ưu giúp loại bỏ ô nhiễm không khí trong nhà
Thông gió đúng cách sẽ giúp giảm một lượng lớn chất gây ô nhiễm trong nhà. Thông gió làm giảm bụi, nấm mốc và các sinh vật khác gây ra ô nhiễm không khí.
Càng ít khói phát ra trong nhà càng tốt cho sức khỏe. Do vậy các thay đổi như không cho hút thuốc trong nhà, thay thế nhiên liệu đốt than đá, củi bằng bếp điện, chọn lò sưởi điện thay lò sưởi ga có thể giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà.
Bên cạnh đó bạn có thể cân nhắc chọn thảm trải sàn từ sợi tự nhiên, nội thất gỗ tự nhiên, sử dụng các sản phẩm chăm sóc cá nhân không có mùi, chọn phương pháp diệt côn trùng, sâu bọ tự nhiên.
Sử dụng máy hút bụi để loại bỏ bụi. Đảm bảo thảm trải sàn hoặc các vật dụng khác không bị ẩm mốc. Không đi dép trong nhà.
Trên đây là thông tin cơ bản về nguyên nhân, nguồn phát thải và cách giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà. Mong rằng những thông tin này sẽ góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống gia đình bạn.