Buồn nôn đau bụng dưới là triệu chứng thường gặp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh tật, bạn chớ xem thường.

Cúc Nguyễn 16:50 19/02/2020

Buồn nôn đau bụng dưới là triệu chứng thường gặp ở chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ, nhưng trong một số trường hợp thì đây là dấu hiệu của nhiều bệnh ở cả nữ lẫn nam giới. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về triệu chứng này.

Buồn nôn đau bụng dưới - Ảnh minh họa: Internet

>Đau bụng dưới buồn nôn là bệnh gì?

Vùng bụng dưới là vùng nằm từ rốn trở xuống. Các tổn thương ở ruột già, tiết niệu và cơ quan sinh dục là các nguyên nhân gây ra chứng chóng mặt buồn nôn đau bụng dưới.

Nguyên nhân chứng buồn nôn đau bụng dưới

Có nhiều nguyên nhân gây chứng đau bụng dưới và buồn nôn có thể kể đến như:

Đau bụng kinh

Đau bụng kinh là hiện tượng bình thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Chứng đau bụng kinh xảy ra ở vùng bụng dưới do cơ trơn của tử cung co thắt mạnh để đào thải các tế bào chết và máu kinh ra ngoài âm đạo. Đau bụng kinh thường có thêm các cảm giác buồn nôn đau bụng dưới đau lưng, mệt mỏi,…

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là chứng viêm đại tràng co thắt là tình trạng ruột già co thắt bất thường, gây tiêu chảy hoặc táo bón, khiến người bệnh bị đau bụng dưới buồn nôn mệt mỏi, chán ăn, dẫn tới suy nhược cơ thể.

Đau bụng dưới có thể đi kèm với tiêu chảy hoặc táo bón - Ảnh minh họa: Internet

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng là một trong các nguyên nhân gây đau bụng dưới, buồn nôn. Ngoài ra bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu còn có các biểu hiện khác như khó tiểu, tiểu buốt, tiểu ra máu, ớn lạnh, sốt,…

Sa sinh dục

Sa sinh dục xảy ra khi trực tràng, tử cung hoặc bàng quang sa xuống thấp trong âm đạo, bệnh thường gặp ở nữ giới làm việc nặng nhọc, đẻ nhiều hoặc do di truyền. Bệnh gây nặng vùng xương chậu, khiến người bệnh táo bón, đau bụng dưới buồn nôn, chán ăn,…

Viêm ruột thừa cấp

Viêm ruột thừa cấp xảy ra khi ruột thừa của người bệnh bị tắc nghẽn tạo cơ hội cho các virus, vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng. Lúc này người bệnh sẽ bị đau quặn vùng bụng dưới, tiêu chảy, buồn nôn,…

Một số trường hợp đau bụng dưới khiến người bệnh đau dữ dội - Ảnh minh họa: Internet

Viêm túi thừa

Viêm túi thừa là tình trạng niêm mạc đại tràng bị giãn, tạo thành cấu trúc dạng túi. Mặc dù các túi thừa không ảnh hưởng nhiều đến >sức khỏe nhưng khi phân kẹt trong túi thừa sẽ gây viêm nhiễm, khiến người bệnh táo bón, tiêu chảy, đau bụng dưới từ từng cơn cho đến đau liên tục, buồn nôn, chán ăn,…

Viêm tinh hoàn

Viêm tinh hoàn xảy ra khi hay cơ quan này bị viêm nhiễm do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập. Bệnh thường gặp ở nam giới vệ sinh kém, mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc do tình dục không an toàn gây nên. Tình trạng này khiến người bệnh đau rát vùng kín, đau bụng dưới kèm với tình trạng buồn nôn, đau khi quan hệ,…

Viêm vòi trứng

Viêm vòi trứng xảy ra khi niêm mạc vòi trứng bị sưng do nhiễm trùng. Bệnh xảy ra ở những người có >đời sống tình dục phóng túng, thường xuyên dùng rượu bia thuốc lá, không vệ sinh vùng kín đúng cách. Bệnh có thể gây rối loạn kinh nguyệt, ngứa ngáy, buồn nôn đau bụng dưới, máu kinh chuyển dần sang màu đen, vón cục, hôi thối.

Viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt thường là do vi khuẩn E. Coli, lậu cầu, Chlamydia, giang mai,… Người bệnh thường là nam giới. Triệu chứng thường gặp là buồn nôn đau bụng dưới, rối loạn cương dương, mệt mỏi,…

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là bệnh phụ khoa thường gặp ở các chị em phụ nữ, được chia thành 4 loại gồm u nang tuyến, u nang bì, u nang chức năng và u nang nội mạc tử cung. Bệnh nhân thường có triệu chứng đau âm ỉ bụng dưới, chậm kinh, máu có màu khác thường,… Khi bệnh trở nên trầm trọng hơn người bệnh sẽ thấy buồn nôn, hôn mê, xanh tái,…

Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ hai ở nữ giới sau ung thư vú, nguyên nhân là do nhiễm virus HPV. Âm đạo người bệnh sẽ xuất huyết bất thường dù không ở ngày kinh, bị đau khi quan hệ, âm đạo có mùi hoặc màu lạ, đau bụng dưới kèm theo cảm giác buồn nôn, đau lưng,... Khi bệnh tiến triển thì các cơn đau trở nên dữ đội, bệnh nhân gầy gò, xanh xao,…

Đau bụng dưới gây mệt mỏi, đau lưng - Ảnh minh họa: Internet

Ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang là tình trạng niêm mạc bàng quang người bệnh tăng sản bất thường dẫn đến việc hình thành khối u ác tính, đây là căn bệnh nguy hiểm vì giai đoạn đầu khá khó nhận biết. Các triệu chứng chỉ xuất hiện khi khối u tăng trưởng về kích thước như việc tiểu ra máu, khó tiểu, mệt mỏi, buồn nôn đau bụng dưới,…

Cách chữa trị chứng đau bụng dưới buồn nôn

  • Người bệnh cần uống nhiều nước và nước ép từ rau xanh, hạn chế ăn các thực phẩm đóng hợp, đồ cay nóng nhiều dầu mỡ. Uống các loại trà như trà mật ong chanh, trà gừng, trà bạc hà,… giúp giảm buồn nôn và cảm giác khó chịu.
Trà gừng giúp giảm bớt các cơn đau - Ảnh minh họa: Internet
  • Sử dụng túi chườm ấm đặt lên vùng bụng dưới trong 15 – 20 phút có thể làm giảm cơn đau. Hoặc bạn có thể rang muối biển, sau đó cho vào túi và chườm trực tiếp lên bụng.
  • Tắm nước ấm, ngâm mình trong bồn nước ấm giúp cơ thể thư giãn, kích thích tuần hoàn máu và giảm đau.
  • Ngoài ra cần có lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể thao, tránh làm việc nặng nhọc, thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ nếu có điều kiện.

Trong trường hợp đau bụng dưới kéo dài hoặc tình trạng diễn ra với tần suất và mức độ ngày càng nhiều, người bệnh cần sắp xếp thời gian đến các cơ sở y tế để có liệu pháp điều trị phù hợp.

Người bệnh nên đến các cơ sở y tế để có biện pháp chữa bệnh kịp thời - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là bài viết về nguyên nhân và cách chữa trị chứng buồn nôn đau bụng dưới, hy vọng rằng bạn sẽ trang bị cho mình các kiến thức cần thiết cũng như có được những cách nhận biết ban đầu về các bệnh liên quan đến triệu chứng này.

Cúc Nguyễn | Theo Phụ nữ sức khỏe