Đau bụng sau khi ăn sáng là triệu chứng khiến không ít người lo lắng, băn khoăn. Liệu đây là triệu chứng bình thường hay là biểu hiện của bệnh lý gì? Sau đây là những thông tin chia sẻ giúp bạn nắm rõ hơn về tình trạng này và có cách khắc phục hiệu quả nhất.
Nghiên cứu khoa học cho thấy, đồng hồ sinh học của con người diễn ra như sau:
Từ 21–23h: Trong quãng thời gian này, hệ miễn dịch (bạch cầu lympho) sẽ hoạt động đào thải chất độc ra ngoài.
Từ 23h — 1h: gan hoạt động đào thải độc tố
Từ 1h — 3h sáng: thời gian bài độc của mật
Từ 3h — 5h sáng: phổi hoạt động đào thải chất độc.
Từ 5h — 7h: khoảng thời gian này, ruột già bài độc
Từ 7h — 9h: đây là lúc ruột non hấp thụ chất >dinh dưỡng nhiều nhất.
Sau một đêm dài, phân sẽ được di chuyển tới đây. Khi đã được tích đủ lớn, lúc 5-7 giờ sáng, ruột già sẽ tiến hành thải độc tố và kích thích hoạt động của thực tràng - hậu môn tống ra ngoài.
Sau khi ăn xong, nhu động ruột của chúng ta sẽ thực hiện hoạt động co bóp mạnh để đưa thức ăn xuống dạ dày và tống phân ra ngoài.
Khoảng trống trong đại tràng sẽ thực hiện tiếp hoạt động tiêu hóa để phân hủy thức ăn thành phân. Điều này sẽ dẫn đến hoạt động co bóp của nhu động ruột và dẫn đến triệu chứng đau bụng sau khi ăn sáng. Đây là điều hết sức bình thường.
- Hội chứng ruột kích thích
Nếu thường xuyên đau bụng sau khi ăn sáng với số lần đi ngoài rất nhiều, phân lỏng, táo bón; kèm theo cơn đau thắt… Tình trạng này kéo dài nhiều ngày thì đây là dấu hiệu bệnh lý. Khoa học gọi là Hội chứng ruột kích thích hay đại tràng co thắt.
Thông thường, khi ăn xong sẽ có hiện tượng phản xạ thần kinh khiến tăng hoạt động của nhu động ruột hơn sau đó giảm dần. Tuy nhiên, ở người mắc chứng ruột kích thích thì khác, đại tràng nhạy cảm hơn nên hoạt động tăng gấp 3 lần so với người thường. Dẫn đến rút ngắn thời gian di chuyển phân bên trong lòng ruột.
Hội chứng ruột kích thích có thể khiến ruột già bị ảnh hưởng và gây đau, áp lực ở phía dưới (trái hoặc phải) của dạ dày. Đồng thời, có thể kèm theo những triệu chứng khác bao gồm:
+ Táo bón hoặc tiêu chảy
+ Xuất hiện chất nhầy trong phân
+ Trướng bụng
+ Đầy hơi
Triệu chứng bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bạn tiêu thụ một số loại thực phẩm trong bữa sáng như sữa, thực phẩm chiên hoặc chất béo.
Với những trường hợp dùng đồ uống có rượu bia, chứa nhiều cồn, lượng a-xít acetic, a-xít lactic tạo ra trong ruột sẽ nhiều hơn. Tình trạng rối loạn tiêu hóa thêm nghiêm trọng hơn bởi khiến đại tràng nhạy cảm, nhu động ruột tăng.
Nhu động ruột bất thường sẽ khiến tăng tình trạng co thắt của đại tràng. Từ đó, dẫn đến những cơn đau bụng dữ dội và muốn đi ngoài ngay. Thần kinh đại tràng sẽ thêm phần nhạy cảm khi dùng bia rượu, dễ khiến bệnh nhân bị tiêu chảy…
- Bệnh viêm ruột
Các cơn đau xung quanh dạ dày, quanh rốn hoặc ở bụng dưới bên phải là triệu chứng của viêm ruột hoặc viêm loét đại tràng thường xảy ra vào buổi sáng. Các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng do căng thẳng và một số thực phẩm, đồ uống.
Các triệu chứng khác của bệnh bao gồm:
+ Tăng nhu động ruột
+ Tiêu chảy ra máu
+ Suy nhược cơ thể
+ Giảm cân không rõ lý do
- Viêm tụy
Khi bị viêm tụy, người bệnh có thể bị đau ở bụng trên. Cơn đau cũng có thể lan ra lưng và có xu hướng trở nên tồi tệ hơn sau khi ăn, đặc biệt là ăn sáng. Kèm theo đó là các triệu chứng như buồn nôn, nôn hoặc phát sốt.
Dùng thuốc giảm đau là cách cải thiện hiệu quả các trường hợp viêm tụy nhẹ. Tuy nhiên, cần kịp thời đi đến bác sĩ để khám và chữa bệnh nếu ăn sáng xong hay bị đau bụng đi ngoài kéo dài. Đồng thời, người bệnh cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, ăn ít chất béo và bổ sung vitamin có lợi cho cơ thể.
- Bệnh Celiac
Bệnh Celiac là một rối loạn tự miễn dịch mãn tính ở ruột non. Kèm theo tình trạng bị đau bụng đi ngoài sau khi ăn sáng còn có thể kèm theo:
+ Ăn sáng xong bị tiêu chảy
+ Đầy hơi
+ Chán ăn
+ Thiếu máu
+ Trướng bụng
+ Hấp thụ thức ăn kém
Bệnh có thể phát triển ở mọi lứa tuổi. Trong đó, đối tượng mắc bệnh thường là trẻ em. Người trưởng thành mắc bệnh này có thể liên quan đến các bệnh tự miễn khác như đái tháo đường hoặc viêm tuyến giáp.
Người bệnh thường phản ứng với một số thực phẩm như lúa mì và một số loại ngũ cốc. Lý do bởi, trong các thực phẩm này có chứa Gluten và các loại protein. Do đó, khi tiêu thụ các loại thức ăn này vào bữa sáng sẽ có thể khiến người bệnh bị đau bụng và đi ngoài.
- Dị ứng thực phẩm
Dị ứng thức ăn do dùng các thực phẩm dễ gây dị ứng như: Sữa, động vật có vỏ, lúa mì, gluten, quả hạch có thể là nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày và đi ngoài ngay sau khi ăn.
Kèm theo triệu chứng đau bụng và đi ngoài là các triệu chứng khác như:
+ Buồn nôn hoặc nôn
+ Chóng mặt, mệt mỏi, khó thở
+ Co thắt dạ dày
+ Sưng lưỡi hoặc môi
Một số tình trạng cấp tính dẫn đến tình trạng này bao gồm:
- Bị nhiễm virus dạ dày dẫn đến kích ứng đường tiêu hóa và khiến dạ dày khó chịu.
- Tiêu thụ các loại thực phẩm không tốt cho cơ thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Tại thời điểm này, cơ thể cần loại bỏ thực phẩm đó ngay nên khiến người bệnh có thể bị nôn mửa hoặc đau bụng đi ngoài.
- Bữa ăn sáng có chứa quá nhiều đường dẫn đến kích thích ruột và gây đau bụng đi ngoài.
- Phụ nữ mang thai thường gặp tình trạng ăn sáng xong là bị đau bụng đi ngoài. Nguyên nhân là do thay đổi nồng độ hormone trong thai kỳ. Ngoài ra, đây cũng được cho là do các cơn ốm nghén gây ra.
- Mất nước dẫn đến đau bụng và đi ngoài.
Ngoài các nguyên nhân cấp tính trên đây, ăn sáng xong là muốn đi ngoài có thể do một số bệnh lý trong cơ thể. Các nguyên nhân cơ bản bao gồm
>>> Xem thêm:
- Đau bụng trên rốn khi mang thai là bị gì, có nguy hiểm không?
- Cách giảm đau bụng kinh tức thì tại nhà
Không cần điều trị y tế, người bệnh có thể áp dụng những cách cải thiện các triệu chứng ngay tại nhà gồm:
- Lựa >chọn thực phẩm vào bữa sáng phù hợp. Tránh dùng các loại thực phẩm có thể kích ứng dạ dày như chất béo, đường, bơ, sữa vào bữa sáng.
- Chọn dùng thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Rửa sạch trái cây, rau củ và để ráo nước trước khi sử dụng.
- Dùng những đồ ăn đã được nấu chín hoàn toàn. Tránh dùng thức ăn lạnh hoặc đã để qua đêm.
+ Không nên dùng các loại gia vị kích thích dạ dày như tiêu, ớt, chanh,… Chúng có thể gây kích thích dạ dày gây đau và đi ngoài.
+ Áp dụng chế độ ăn uống nhiều chất xơ
+ Tránh stress, căng thẳng và giữ cho tâm trạng luôn thoải mái, lo âu.
+ Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp phần nào cắt giảm tình trạng đau bụng đi ngoài sau khi ăn sáng.
+ Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần hạn chế rượu bia, >luyện tập thể thao hợp lý,. Áp dụng được điều này, tình trạng bệnh của bệnh nhân sẽ giảm đi 90%.
Tóm lại, đau bụng sau khi ăn sáng có thể là thói quen hoặc là dấu hiệu của một số bệnh lý trong cơ thể. Tuy rằng tình trạng này không nghiêm trọng nhưng nếu kéo dài sẽ có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa hoặc một số vấn đề nghiêm trọng khác. Tốt nhất, hãy đến bệnh viện nếu người bệnh có dấu hiệu mất nước hoặc xuất hiện các triệu chứng cảnh báo.