Block nhánh phải và block nhánh trái xảy ra do sự tổn thương nhánh phải hay trái của bó His. Vậy điều trị hội chứng này ra sao? Hãy cùng Ninh Tâm Vương tìm hiểu!

PV 16:52 02/03/2022

 

Tìm hiểu block nhánh phải là gì? Block nhánh phải và trái là hai dạng cơ bản của hội chứng block nhánh. Block nhánh phải và trái có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến >sức khỏe người bệnh. Do đó, khi thấy xuất hiện các dấu hiệu, người bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Tìm hiểu các dấu hiệu và cách điều trị qua bài viết sau!

1. Tìm hiểu về block nhánh phải

1.1 Block nhánh phải là gì?

Block nhánh phải xảy ra khi bó His bị rối loạn dẫn truyền nhánh bên phải do tổn thương hay bị cắt đứt. Từ đó khiến cho xung điện truyền qua các buồng tim phải bị chậm hơn buồng tim trái, làm hai bên của tim không co bóp đồng thời.

Block nhánh phải được chia thành hai loại: Block nhánh phải hoàn toàn và block nhánh phải không hoàn toàn.

1.2 Nguyên nhân block nhánh phải

Block nhánh phải thường xảy ra sau khi người bệnh đã mắc bệnh lý liên quan đến tim mạch, phổi hoặc di chứng của phẫu thuật tim.

  • Bệnh lý tim mạch: Suy tim phải, tăng huyết áp, bệnh cơ tim, viêm cơ tim, tim bẩm sinh hay rối loạn nhịp tim. Các bệnh lý này có thể làm tổn thương hoặc kéo căng bó nhánh phải gây block nhánh phải.
  • Bệnh phổi: Tắc nghẽn phổi mãn tính, tăng áp động mạch phổi, thuyên tắc phổi.
  • Một số can thiệp phẫu thuật như đặt ống thông tim, đốt ethanol điều trị cơ tim phì đại.
  • Tăng Kali trong máu.
  • Suy nút xoang; vôi hóa, xơ hóa hệ thống dẫn truyền có thể gây block nhánh phải ở người cao tuổi.

Ở người có sức khỏe bình thường khi mắc block nhánh phải được coi là lành tính nên không cần phải chữa trị.

Tăng Kali máu có thể gây block nhánh phải.

1.3 Dấu hiệu block nhánh phải

Block nhánh phải thường là căn bệnh ít xuất hiện triệu chứng, bệnh chỉ được phát hiện khi bản thân đo điện tâm đồ để chẩn đoán hay điều trị các bệnh khác.

Ở người mắc các bệnh lý về tim kèm theo block nhánh phải có thể có các dấu hiệu sau:

  • Đánh trống ngực và hồi hộp;
  • Đau tức ngực;
  • Chóng mặt, xây xẩm;
  • Khó thở và mệt mỏi.

Trong trường hợp mắc block nhánh phải hoàn toàn, nhịp tim của người bệnh có thể giảm xuống 40 nhịp mỗi phút. Điều này làm giảm chức năng bơm máu của tim gây thiếu oxy gây mệt mỏi, ngất xỉu và có thể gây ngưng tim tạm thời.

Với block nhánh phải không hoàn toàn, người mắc thường không xuất hiện triệu chứng.

2. Tìm hiểu về block nhánh trái

2.1 Block nhánh trái là gì?

Block nhánh trái xảy ra khi có sự gián đoạn dẫn truyền đi ra từ bó His tại nhánh trái của hệ thống thống dẫn truyền. Block nhánh trái được chia thành hai dạng hoàn toàn và không hoàn toàn dựa trên mức độ dẫn truyền hay việc mất tín hiệu điện tim một phần hay hoàn toàn.

Câu hỏi: Block nhánh trái là gì? Có chữa được không?

2.2 Nguyên nhân block nhánh trái

Block nhánh trái có thể được hình thành bởi các nguyên nhân sau:

  • Hẹp động mạch chủ, tim thiếu máu;
  • Suy tim nặng, giãn cơ tim, nhồi máu cơ tim;
  • Tăng kali trong máu;
  • Tăng huyết áp;
  • Dị tật tim bẩm sinh;
  • MI thành trước;
  • Nhiễm độc Digoxin.

Ngoài ra, nhánh trái bị cắt đứt hoặc tổn thương cũng có thể gây nên >block nhánh trái.

2.3 Dấu hiệu block nhánh trái

Block nhánh trái thường không xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân suy tim kèm theo block nhánh trái có thể có các dấu hiệu như mệt mỏi và khó thở.

Block nhánh trái có thể có các dấu hiệu như mệt mỏi và khó thở.

3.     Điều trị bệnh block nhánh

3.1 Điều trị block nhánh phải

Một số phương pháp điều trị block nhánh phải gồm:

  • Với người khỏe mạnh, không có bệnh lý nào khác đi kèm thì chỉ cần thăm khám theo chu kỳ từ 1 đến 2 năm một lần và đo điện tâm đồ ECG để theo dõi diễn biến bệnh.
  • Với người mắc bệnh lý về tim hoặc phổi, thì quá trình điều trị cần tập trung vào điều trị các nguyên nhân gây bệnh. Bởi khi mắc block nhánh phải không hoàn toàn rất dễ phát triển thành dạng nặng hơn là block nhánh phải hoàn toàn.
  • Với các trường hợp bệnh nặng gây chậm nhịp tim có thể đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.

Sử dụng máy tạo nhịp tim vĩnh viễn để điều trị block nhánh phải.

Khi mắc phải block nhánh phải người bệnh cũng cần thay đổi chế độ >dinh dưỡng và sinh hoạt sang một chế độ lành mạnh hơn. Thường xuyên theo dõi các triệu chứng bệnh và tái khám ngay khi cơ thể có các dấu hiệu bất thường.

3.2 Điều trị block nhánh trái

Hiện nay để điều trị block nhánh trái, các bác sĩ thường sử dụng các loại thuốc để điều trị nguyên nhân gây bệnh và phòng các rối loạn nhịp tim khác. Bởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu block nhánh trái.

  • Với người khỏe mạnh chỉ cần thăm khám theo chu kỳ từ 1 đến 2 năm một lần và đo điện tâm đồ ECG để theo dõi tiến triển và các nguy cơ của bệnh.
  • Với người mắc bệnh lý về tim mạch hay cao huyết áp thì cần được đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn để điều trị bệnh.
  • Với người bị suy tim mắc kèm block nhánh trái cần được tiến hành tái đồng bộ tim CRT để cải thiện các triệu chứng và giúp tâm thất co bóp cùng lúc.

Tiến hành tái đồng bộ tim CRT để điều trị block nhánh trái.

Ngoài các phương pháp điều trị trên, người bệnh cũng có thể kết hợp sử dụng thảo dược Khổ sâm để cải thiện các triệu chứng do rối loạn nhịp tim hay block nhánh trái và phải gây ra.

Hy vọng những thông tin được cung cấp qua bài viết này có thể giải đáp các thắc mắc của bạn về hội chứng block nhánh phải và trái. Từ đó, giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh này, để có được một trái tim khỏe mạnh.