Như chúng ta cũng đã biết, vài ngày qua, thông tin một bé gái bị sốc phản vệ khi ăn tôm cua dẫn đến nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy hiểm.
Sốc phản vệ là tình trạng ai cũng có thể gặp phải. Nguyên nhân phần lớn do các dị nguyên từ thức ăn, dị ứng với một số mùi hương, một số loại thuốc, vaccine… và đây là một trong những phản ứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến >sức khỏe có thể diễn tiến rất nhanh không theo một cấp độ nào.
Một số loại thức ăn có nhiều nguy cơ gây >sốc phản vệ có thể kể như cá biển (cá thu, cá ngừ), tôm, tép, ốc, trứng, sữa, dứa, khoai tây, đậu phộng, đậu nành và các chất phụ gia. Tuy nhiên, không phải ai ăn tôm, cua là có thể bị sốc phản vệ. Nhiều người không dị ứng với tôm, cua nhưng khi ăn lại gặp tình trạng cơ thể phản ứng. Một số món ăn đơn giản khi ăn như: dọc mùng, nước chấm hải sản… vẫn có thể bị tình trạng này. Một số người không mắc khi ăn mà cơ thể phản ứng vì vận động sau ăn như: tập gym, chơi thể thao. Ngoài ra, khi sử dụng rượu, bia, nguy cơ sốc phản vệ, cơ thể phản ứng cao hơn.
TS.BS Trịnh Hoàng Kim Tú – Giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM chia sẻ với Infonet cho hay, phản vệ là phản ứng cấp tính với dị nguyên, xảy ra rất nhanh từ vài phút tới 2h sau tiếp xúc với dị nguyên, lúc này, bệnh nhân cần phải cứu nguy đúng cách và kịp thời.
BS cho biết thêm, với người có cơ địa dị ứng họ vốn đã có mẫn cảm với kháng thể IGe. Khi tiếp xúc với dị nguyên ồ ạt như bị ong chích, dị nguyên gặp kháng thể IGe nó kích hoạt tế nào mast tiết ra hóa chất trung gian và tạo nên phản ứng phản vệ. Nếu một loạt tế bào mast cùng phóng ra hóa chất phản vệ thì khiến tình trạng phản vệ nặng hơn.
Các cấp độ sốc phản vệ
Nhiều người gặp tình trạng dị ứng như ngứa ngoài da, nổi mẩn có thể được xem là triệu chứng sốc phản vệ nhẹ. Theo đó, ở độ 1, nhẹ thì bệnh nhân bị mề đay, phù mặt ở ngoài da, trên tay chân, mắt môi sung phù; nếu ở độ 2, 2 cơ quan ngoài da kèm theo phản ứng tại cơ quan khác như khó thở, thấy tim đập nhanh hơn. Có thể triệu chứng ở đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy; còn độ 3 thì đường thở đóng lại, huyết áp tụt; và độ 4 là ngừng hô hấp và ngừng tuần hoàn, tình trạng này rất nặng.
Theo Bác sĩ (BS) Nguyễn Hoàng Linh Phương - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện (BV) Lê Văn Thịnh, TP Thủ Đức, TP HCM chia sẻ với Người Lao Động cho hay, một số người gặp triệu chứng như chảy nước mũi; hắt hơi; miệng ngứa; môi, lưỡi, chân tay sưng… Ngoài ra, còn có các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, vã mồ hôi, khó thở, chóng mặt. Nếu xuất hiện từ 2 triệu chứng như vừa nêu trở lên thì cần phải đi bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời. Thực tế, sau khi xuất hiện hơn 2 triệu chứng mới đi cấp cứu có khi là đã muộn.
Dấu hiệu nhận biết sốc phản vệ và cách phòng chống
Chúng ta nên chú ý quan sát các phản ứng cơ thể để phòng và điều trị sốc phản vệ kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu và cách xử lý:
- Khi gặp phản ứng dị nguyên, cần xử trí nhanh với các loại độc đang gây hại. Ví dụ thức ăn thì lấy thức ăn ra, ong đốt thì tháo ngòi, ngừng thuốc. Sau đó đặt bệnh nhân nằm ở tư thế ngồi dậy ngả ra sau để dễ thở.
- Người bệnh không ngồi được thì nằm xuống và nâng nhẹ hai chân lên để tuần hoàn máu tốt hơn. Có thể nằm nghiêng sang 1 bên, sau đó cho người bệnh đi cấp cứu.
- Khi đang tiêm thuốc, nếu thấy có những cảm giác khác thường như bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi, tê lưỡi... hãy báo ngay với BS để ngừng tiêm và kịp thời xử lý.
- Khi đi tiêm, người tiêm cần ở lại nơi tiêm theo dõi từ 30-60 phút, không nên ra về ngay đề phòng sốc phản vệ.
- Nếu thấy thức ăn lạ, nên ăn 1 lượng nhỏ để xét phản ứng của cơ thể. Chờ sau 24 giờ mới nên ăn lại nếu không thấy hiện tượng gì bất thường.
- Nếu là người có tiền sử dị ứng với thuốc thì hãy cung cấp thông tin và trao đổi thật kỹ với bác sĩ khám bệnh lúc kê đơn thuốc, để hạn chế nguy cơ bị dị ứng khi dùng thuốc.
- Cần thử test da (thử phản ứng) trước khi tiêm thuốc nếu người bệnh có cơ địa dị ứng. Nếu người bệnh có cơ địa dị ứng và kết quả test da dương tính thì không được dùng thuốc.