Trầm cảm là bệnh tâm lý nguy hiểm, là sát thủ thầm lặng thời nay. Vì vậy, mỗi người trong chúng ta cần biết được nguyên nhân bệnh trầm cảm để điều trị kịp thời.
Dưới áp lực của cuộc sống hiện nay, ngày càng nhiều người mắc phải các bệnh tâm lý nhất là trầm cảm. Đây là căn bệnh hiện đại phổ biến mà rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các nguyên nhân bệnh trầm cảm cũng như các dấu hiệu và cách bảo vệ bản thân mình.
Bệnh trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, khiến người bệnh cảm thấy buồn và mất hứng kéo dài. Trầm cảm ảnh hưởng rất lớn đến cách người bệnh cảm nhận, suy nghĩ và hành xử, gây nên những tác động tiêu cực đối với thể chất và tinh thần của người bệnh. Có nhiều trường hợp trầm cảm kéo dài đã gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống người bệnh. Thậm chí căn bệnh này có thể khiến người bệnh tự tử nếu không được điều trị kịp thời.
Bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể bị trầm cảm, dù ở độ tuổi nào. Theo các thống kê cho thấy có đến 80% dân số thế giới bị trầm cảm ở một lúc nào đó. Đồng thời, bệnh trầm cảm xảy ra phổ biến ở nữ giới hơn nam giới.
Nguyên nhân bệnh trầm cảm
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh trầm cảm, có thể kể đến như:
Gen: Nếu trong gia đình của bạn từng có thành viên bị trầm cảm thì khả năng bạn mắc chứng bệnh này sẽ cao hơn người không có tiền sử gia đình mắc bệnh trầm cảm.
Các chất hóa học trong não: Theo các nghiên cứu thì các hóa chất trong não giữa người bệnh trầm cảm và người bình thường cũng có sự khác nhau.
Stress: Đây cũng là một trong các nguyên nhân thường gây ra trầm cảm, đặc biệt là ở học sinh và người đi làm.
Ngoài ra, còn nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn, có thể kể đến như:
Độ tuổi: Theo thống kê, chứng trầm cảm thường bắt đầu ở giai đoạn 15 - 30 tuổi.
Rất nhiều sản phụ mắc bệnh trầm cảm sau khi sinh em bé.
Người từng có tiền sử mắc các chứng rối loạn lo lắng, rối loạn sau sang chấn hay rối loạn nhân cách giới,... Người bị nghiện rượu, bia, ma túy và các loại chất kích thích có hại cho >sức khỏe.
Người bi quan, thiếu tự tin vào bản thân hay mắc các bệnh mãn tính cũng có khả năng mắc trầm cảm cao hơn người bình thường.
Người từng bị các chấn thương về thể xác, tinh thần, bị lạm dụng tình dục, mất mát những người thân yêu, có những mối quan hệ khó khăn hay gặp các vấn đề về tài chính.
Những triệu chứng của bệnh trầm cảm
Trầm cảm có rất nhiều triệu chứng, có thể kể đến như:
Người bệnh cảm thấy rất mệt mỏi, không thể tập trung, luôn trong trạng thái buồn và trống rỗng, tuyệt vọng, dễ dẫn đến các suy nghĩ và ý định tự tử.
Nhiều người thường dễ bị kích động, thậm chí cảm thấy có lỗi.
Nhiều trường hợp do ảnh hưởng của trầm cảm mà người bệnh dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa, dạ dày.
Các dấu hiệu trầm cảm nhẹ thường gặp như:
Người bệnh thường bị rối loạn giấc ngủ, thay đổi khẩu vị.
Tâm trạng buồn bã, thường xuyên mệt mỏi, khó tập trung, thường xuyên ở trạng thái trống rỗng tuyệt vọng, có các suy nghĩ về tự tử.
Thường xuyên bị mất tập trung, không có động lực học tập làm việc, bị giảm hứng thú ở những điều mình thích.
Các dấu hiệu trầm cảm nặng có thể kể đến như:
Liên tục cảm thấy thất vọng và cảm thấy bản thân có lỗi.
Có ý định tự tử thậm chí lên kế hoạch để thực hiện.
Suy nghĩ về cái chết hoặc có ý định tự tử, thường xuyên cảm nhận hoặc nghe được có các giọng nói trong đầu.
Các biện pháp để phòng ngừa trầm cảm
Đừng cô lập bản thân mình với mọi người, đừng tự ti về bản thân.
Đơn giản hóa cuộc sống, tìm những niềm vui từ các hoạt động hằng ngày.
Mỗi ngày đều dậy sớm tập thể thao và ngủ đúng giờ.
Có chế độ ăn uống đủ chất, ăn đúng bữa và không bỏ bữa.
Học cách thư giãn cũng như kiểm soát áp lực công việc.
Không ở một mình khi chán nản cũng như không đưa ra quyết định những lúc đó.
Gọi các bác sĩ tâm lý khi các tình trạng buồn bã kéo dài, hoang tưởng, nghe thấy các giọng nói trong đầu.
Liên lạc ngay với bác sĩ tâm lý khi bạn có ý định tự tử hay muốn làm hại người khác.
Trầm cảm không phải là căn bệnh mãn tính nếu được quan tâm chăm sóc và điều trị kịp thời. Nếu không may mắc phải nó, bạn hãy lên tiếng chứ đừng bi quan âm thầm chịu đựng. Đồng thời, hãy liên lạc với bác sĩ tâm lý để tìm hiểu nguyên nhân bệnh trầm cảm để có cách điều trị hiệu quả.