Những loại rau sau đây dễ khiến chúng ta chọn nhầm, chế biến sai cách dẫn đến bệnh tật, thậm chí phải nhập viện khẩn cấp vì ngộ độc.
Vốn là những thực phẩm bổ dưỡng lành mạnh cho >sức khỏe, tuy nhiên có một số loại rau củ lại ẩn chứa độc tố nguy hiểm, có thể gây ung thư hay tử vong nếu chúng ta ăn quá nhiều.
Các chuyên gia cho biết, aflatoxin là chất gây ung thư mạnh nhất, tiếp xúc lâu dài với aflatoxin nồng độ cao là nguyên nhân chính gây ung thư gan. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế phân loại đây là chất gây ung thư loại một và 20 mg có thể gây tử vong ngay lập tức.
Bác sĩ khuyên nên chần qua để loại bỏ các chất có hại cho cơ thể trước khi chế biến hay tuyệt đối không nên lựa chọn.
Mộc nhĩ tươi
Mùa thu đông là mùa các loại nấm được bày bán trên thị trường, trong đó có mộc nhĩ. Nhiều người sẽ ra chợ mua một ít mộc nhĩ tươi về ăn khi còn tươi, tuy nhiên đối với mộc nhĩ không nên mùa về ăn ngay vì trong mộc nhĩ tươi có một chất nhạy cảm với ánh sáng gọi là porphyrin. Sau khi con người ăn mộc nhĩ tươi, da tiếp xúc với ánh sáng có thể bị viêm da, ngứa.
Nếu gia đình bạn mua nấm mèo khô (mộc nhĩ đen), mọi người cần lưu ý khi ngâm nấm mèo khô, không nên ngâm nấm mèo khô quá lâu. Ngâm nấm mèo khô trong hơn sáu giờ có khả năng tạo ra một số lượng lớn vi khuẩn. Ăn quá nhiều dễ dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm. Vì vậy chỉ nên ngâm trong nước lạnh khoảng 15-20 phút khi sử dụng.
Ngoài ra, bạn không nên ngâm mộc nhĩ trong nước nóng. Đây là cách làm thường thấy ở các chị em khi nội trợ nhằm giúp mộc nhĩ nở ra nhanh chóng, tuy nhiên việc làm này tiếp tay cho chất độc morpholine có trong nấm có cơ hội phát triển. Do đó cần ngâm trong nước lành để hòa tan chất độc này, đồng thời giúp cho vị mộc nhĩ tươi ngon hơn khi nấu.
Rau mầm/các loại rau nhiều axit oxalic
Các loại rau mầm có thể chứa vi khuẩn có hại như E. coli, Salmonella và Listeria. Rau mầm được trồng trong điều kiện ẩm ướt, ấm áp, nơi những vi khuẩn này phát triển mạnh. Vì vậy, nếu ăn rau mầm sống sẽ rất dễ bị ngộ độc.
Nếu bạn ăn rau mầm, hãy chọn những loại rau có nguồn gốc đảm bảo, rửa sạch sẽ và đặc biệt phải nấu chín.
Các loại rau có chứa axit oxalic bao gồm rau cải, măng và một số loại rau theo mùa khác. Axit oxalic có thể dễ dàng ức chế sự hấp thụ canxi của cơ thể, đồng thời nó cũng sẽ tạo thành canxi oxalat khiến cơ thể khó hấp thụ.
Mọi người đều biết rau chân vịt có chứa rất nhiều axit oxalic. Khi ở trong ruột loại axit này sẽ kết hợp với canxi hình thành oxalat canxi. Nó sẽ gây cản trở việc hấp thụ canxi của cơ thể dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt canxi. Canxi oxalat không kịp thải ra ngoài mà còn dễ hình thành sỏi. Do đó, loại rau này phải được chần qua nước sôi trước khi chế biến có thể loại bỏ phần lớn axit oxalic và làm cho hương vị dịu hơn.
Rau chân vịt bắt buộc phải nấu chín để loại bỏ bớt axit oxalic để không cản trở việc hấp thụ canxi. Khi được nấu chín, ăn rau chân vịt sẽ hấp thụ nhiều sắt, canxi và magie hơn.
Cà chua xanh
Cà chua có thể nói là một loại rau thường được ăn trên bàn ăn. Cũng có nhiều người thích ăn cà chua sống trực tiếp. Nhưng nếu cà chua bạn mua chưa chín hoàn toàn và có vỏ xanh thì chúng tôi khuyên bạn không nên ăn loại cà chua này. Bởi vì nó có chứa độc tố, độc tố này được gọi là solanum. Các triệu chứng nhẹ và phổ biến bạn có thể gặp phải như đau bụng, sốt, tiêu chảy, đau đầu, nôn mửa, khó thở,...hoặc gây ra những triệu chứng nặng, trầm trọng hơn như tê liệt, co giật, hôn mê và có thể gây tử vong.
Vì thế, chúng ta phải mua những quả cà chua có màu đỏ và chín hoàn toàn. Nếu mua cà chua sống, bạn hãy để ở nhiệt độ phòng cho chúng chín hẳn rồi mới đem chế biến các món ăn. Bạn chỉ nên ăn cà chua khi chúng đã chín hẳn, không chỉ để ngon miệng và còn để bảo đảm an toàn.
Dưa muối còn xanh
Không nên ăn dưa muối khi còn màu xanh, có vị cay hăng. Do dưa còn màu xanh chưa dịu dễ chứa nhiều nitrosamin có thể gây ung thư. Chỉ nên ăn dưa khi đã ngả sang màu vàng tươi, chua, giòn và có mùi thơm.
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế nạp thực phẩm này quá nhiều bởi chúng chứa lượng muối cao, dễ khiến cơ thể gặp cản trở bởi các bệnh liên quan đến huyết áp, dạ dày, thậm chí còn gây ung thư.