Vào ngày 31/8, thông tin một người phụ nữ bị chó pitbull nuôi tại nhà tấn công gây tử vong khiến dư luận không khỏi xôn xao.
Thực tế, ngoài >đời sống, nhiều người có thể vô tình bị >chó cắn. Rất khó để xác định con vật có đang mắc bệnh dại hay không, nguy cơ nhiễm trùng, mắc bệnh uốn ván, thậm chí tử vong vì những vết thương này chiếm tỉ lệ rất cao, nhất là bệnh dại. Người mắc bệnh dại chưa có thuốc chữa và hầu hết người bệnh đều phải tử vong trong đau đớn.
Theo BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho hay, nhiều ca tử vong đáng tiếc khi bị chó tấn công ngày càng tăng cao. Năm 2018, số người chết vì bệnh dại là 86 người, tăng 12 người so với năm 2017. Số ca tử vong vì bệnh dại xuất hiện ở 26 tỉnh, thành phố, trong đó có tính chất ổ dịch.Ở Việt Nam, chó truyền bệnh dại chiếm đến gần 96%, mèo chỉ chiếm 3 – 4 %.
Đặc biệt, Pitbull là giống chó có nguồn gốc từ châu Mỹ, rất hung dữ, được ví như "sát thủ máu lạnh". Trong bảng xếp hạng giống chó nguy hiểm, loài pitbull đứng đầu.
Loại chó này gần đây được nuôi phổ biến ở Việt Nam, là hung thần của các loại chó chọi. Với sức mạnh cơ thể cộng với hàm răng sắc nhọn, chúng có thể cắn nhau đến hơi thở cuối cùng. Cho đến nay trên thế giới mới chỉ ghi nhận bảy trường hợp bệnh nhân sống sót sau khi được chăm sóc tích cực.
Một số biểu hiện khi bị chó cắn như thế nào?
- Các dấu hiệu nhiễm khuẩn: Ban xuất huyết, sưng tấy, chất dịch, mủ chảy ra từ vết thương, phản ứng hạch, đau các chi liên quan khi thụ động.
- Nếu con vật mắc bệnh dại, ngay khi bị nhiễm virus, nếu không tiêm vacxin dại kịp thời, triệu chứng đầu tiên của người bệnh là đau đầu, sốt, mệt mỏi, cảm giác tê và đau ngay tại vết thương.
- Khi virus xâm nhập sâu vào não bộ (thể viêm màng não), người bệnh bắt đầu có biểu hiện mất ngủ, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, sợ gió, mắt long sòng sọc, tăng tiết nước bọt, hạ huyết áp. Bệnh tiến triển tăng đến mức người bệnh không thể uống nước, không nuốt được, ăn uống trở nên cực kỳ khó khăn. Ở thể này, người bệnh sẽ chết chỉ sau 1 tuần kể từ ngày phát bệnh.
- Bệnh dại cũng có thể không phát ngay, thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 30 đến 90 ngày, có thể kéo dài đến 1 năm. Vết thương càng nặng, càng gần các đầu mút thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn. Ngược lại, nếu vết thương nhẹ, xa thần kinh trung ương, “đoạn đường” di chuyển của virus lên đến não và thời gian ủ bệnh sẽ dài hơn. Một số thể nhiễm bệnh khiến người bệnh tê liệt toàn bộ cơ thể, rối loạn tiểu, rối loạn đại tiện, liệt tay, chân.
Nên xử lý như thế nào khi bị chó cắn?
Cách sơ cứu vết thương do động vật cắn
Theo các bác sĩ khoa Chấn thương 1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ chia sẻ trên Zing News, bước đầu tiên là khiến vết thương ngừng chảy máu. Bạn dùng tay hoặc băng gạc ép trực tiếp lên vị trí vết thương cho đến khi ngừng chảy máu. Sau đó, làm sạch vết thương:
- Rửa bằng nước ấm và xà phòng nhẹ nhàng. Rửa bằng vòi nước chảy. Nếu không có xà phòng, có thể rửa bằng nước. Người dân không nên dùng cồn hoặc các chất sát khuẩn mạnh để rửa vết thương.
- Đặt một miếng băng vô trùng trên vị trí vết thương rồi băng lại.
- Nếu vết thương nặng ở vùng chi thể, nguy cơ ảnh hưởng đến hệ gân xương, bệnh nhân cần được sơ cứu nẹp cố định chi thể bằng nẹp gỗ hoặc nẹp tự chế.
- Nếu vết thương chảy nhiều máu cần băng ép chặt vào vết thương, không được cầm máu bằng garo trừ trường hợp đứt rời chi thể, sau đó lập tức chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Tránh:
- Sử dụng các chất kích thích vào vết thương như ớt bột, nước ép hoặc nhựa cây, axit hoặc kiềm.
- Băng bó, đắp thuốc kín vết thương
- Tuyệt đối không tự ý sơ cứu điều trị theo dân gian hoặc truyền miệng, có thể gây nguy cơ nhiễm trùng, bệnh dại hoặc uốn ván.
- Bạn không nên chủ quan với các vết thương nhẹ, vết cào xước hay vết răng nanh của động vật cắn mà tự điều trị tại nhà. Nguy cơ uốn ván và bệnh dại vẫn có thể xảy ra.
- Nhà chức trách khuyến cáo các gia đình nếu nuôi chó cần nhốt, rọ mõm, tiêm phòng đầy đủ và cảnh báo với người dân xung quanh.
- Đối với con vật cắn: Cần nuôi nhốt, theo dõi sát động vật gây ra vết thương ít nhất 10 ngày. Tuy nhiên không trì hoãn việc điều trị dự phòng trong thời gian theo dõi này.