Ung thư dạ dày có thể xuất hiện từ nhiều yếu tố, nhưng phổ biến nhất là 4 thói quen tưởng chừng rất bình thường này.
>Ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến thứ 4 trên thế giới. Vào năm 2018, toàn cầu có 1 triệu ca mắc loại ung thư này. Đáng nói, tỉ lệ người dân Việt mắc ung thư dạ dày xếp thứ 14 trên thế giới, nhiều bệnh nhân tầm 20 tuổi đã mắc.
Căn bệnh này bắt đầu khi các tế bào ung thư mới còn nằm ở lớp hạ niêm mạc và từ từ xâm nhập vào thành dạ dày. Ung thư dạ dày có thể trở nên phức tạp nếu không được chẩn đoán kịp thời. Một số triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón, chán ăn, đầy hơi sau ăn, giảm cân đột ngột, máu trong phân...
Ung thư dạ dày phổ biến nhất là ung thư biểu mô tuyến, chiếm 90% đến 95% các loại ung thư dạ dày, bắt đầu từ mô tuyến của dạ dày. Trong số các dạng khác của ung thư dạ dày bao gồm u lympho (bắt nguồn từ hệ thống bạch huyết) và sarcoma (liên quan đến các mô liên kết như cơ, mỡ hoặc mạch máu).
Ung thư dạ dày có thể xuất hiện từ nhiều yếu tố, nhưng phổ biến nhất là 4 thói quen tưởng chừng rất bình thường này.
4 thói quen gây ung thư dạ dày nhiều người Việt vẫn mắc
- Tiêu thụ thức ăn nóng
- Ăn nhiều trái cây có tính axit khi đói
- Gắp thức ăn cho nhau
Tiêu thụ thực phẩm nhiều muối
1. Thức ăn nóng
Theo Onlymyhealth, thức ăn nóng có thể gây nguy hiểm cho dạ dày của bạn vì màng nhầy của đường tiêu hóa không thể xử lý được thức ăn có nhiệt độ từ 50 đến 60 độ. Điều này sẽ gây bỏng dạ dày và dẫn đến biến đổi bệnh lý, tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Vì vậy tốt hơn là nên tránh tiêu thụ thức ăn nóng, bạn nên để thực phẩm nguội bớt rồi mới bắt đầu ăn.
Khi một người cảm thấy đói cồn cào tức là khi axit dịch vị đạt đến mức cao và tấn công dạ dày. Ăn các loại trái cây có tính axit như nước chanh, việt quất... khi bụng đói sẽ khiến dạ dày bị tổn thương. Nếu bệnh dạ dày không được điều trị kịp thời thì nguy cơ ung thư chắc chắn sẽ xảy đến.
3. Gắp thức ăn cho nhau, dùng chung bát nước mắm
Dùng đũa của mình gắp thức ăn mời khách, chấm chung một bát nước mắm... là những nét văn hóa trong ăn uống của người Việt. Tuy nhiên, trong khoang miệng và trong hệ tiêu hóa của mỗi người đều chứa rất nhiều vi khuẩn, khi chúng ta gắp thức ăn cho người khác vi khuẩn này sẽ đi theo đường dịch tiêu hóa, dính và ngấm vào thức ăn rồi đi vào người đối diện, trong đó có cả vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). HP chính là thủ phạm chính gây nên các bệnh về dạ dày, đường tiêu hóa…
Bình thường thì loại vi khuẩn này không gây hại nhưng đối với những người bị viêm loét dạ dày thì vi khuẩn HP có thể gây ra tình trạng loét nặng hơn, lâu ngày có thể tiến triển thành ung thư dạ dày.
4. Ăn nhiều thực phẩm giàu muối
Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), đã có nghiên cứu khẳng định mối quan hệ giữa việc tiêu thụ các thực phẩm ướp muối và nguy cơ ung thư. Trong đó, WHO nhận ra khi một người càng tiêu thụ nhiều thực phẩm muối bảo quản truyền thống như dưa chua, thịt muối... thì càng tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
Ngoài ra, đồ muối phá hủy lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và tăng sự phát triển của vi khuẩn HP, từ đó tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Các yếu tố gây bệnh khác đó là: Sử dụng rượu, vấn đề về dạ dày, tiền sử bệnh dạ dày...
Vậy chúng ta nên ăn uống như thế nào để >phòng ngừa ung thư dạ dày?
Để ngăn ngừa ung thư dạ dày thì việc điều chỉnh chế độ cùng cách ăn uống luôn là biện pháp hàng đầu. Mỗi chúng ta đều nên nhớ 3 điều sau đây để bảo vệ dạ dày:
- Nhai chậm: Nếu ăn quá nhanh, răng sẽ không thể nhai kỹ thức ăn và khiến các enzyme tiêu hóa trong nước bọt không thể đi vào dạ dày, từ đó làm tăng gánh nặng lên đường tiêu hóa.
- Ăn các thực phẩm màu vàng: Các loại thực phẩm màu vàng có nhiều >dinh dưỡng rất tốt cho >sức khỏe lá lách và dạ dày, điển hình như bí ngô, khoai lang, ngô và đậu nành.
- Ăn uống điều độ, không bỏ bữa: Nhiều chị em hay có thói quen bỏ bữa để giảm cân, hoặc ngủ đến trưa mới dậy rồi bỏ bữa sáng rất có hại cho sức khỏe. Ăn điều độ không chỉ ngăn ngừa bệnh tật, mà còn làm giảm gánh nặng cho cơ thể và cung cấp sức khỏe cho dạ dày.