Hai ngày trước khi nhập viện, người phụ nữ 38 tuổi thấy mệt mỏi, khó thở, buồn nôn. Chị được đưa đi cấp cứu trong tình trạng đã ngừng tim.
Theo thông tin ghi nhận từ VietNamNet, bệnh nhân vào Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội). Các bác sĩ lập tức tiến hành hồi sinh tim phổi nâng cao, điện tim có hình ảnh rung thất. Bệnh nhân đã được sốc điện khử rung nhiều lần. Sau 12 lần sốc điện kết hợp dùng thuốc tích cực, bệnh nhân đã có tuần hoàn tự nhiên.
Thạc sĩ Phạm Quang Trình, người trực tiếp cấp cứu cho bệnh nhân, chẩn đoán người phụ nữ trẻ bị ngừng tim do> tăng kali máu, kết hợp sốc nhiễm khuẩn do viêm phổi, nhồi máu phổi trên nền bệnh nhân viêm phúc mạc do vỡ tá tràng đã phẫu thuật ngày thứ 13.
"Tình trạng bệnh nhân rất nguy kịch", bác sĩ Trình nhận định. Sau khi được cấp cứu ngừng tuần hoàn thành công, bệnh nhân được chuyển sang Khoa Hồi sức ngoại, lọc máu liên tục, thở máy, chống đông, kháng sinh mạnh toàn thân và điều trị tích cực. Tới ngày 28/6, sau gần 1 tuần điều trị, bệnh nhân phục hồi hoàn toàn, không để lại bất cứ di chứng thần kinh nào.
Tăng kali máu là nồng độ kali huyết thanh trên 5,5 mmol/L, thường là kết quả của giảm bài tiết kali của thận hoặc dịch chuyển kali bất thường ra khỏi tế bào. Một vài yếu tố đóng góp đồng thời gây ra tình trạng này, bao gồm tăng lượng kali nhập vào, thuốc làm thận giảm bài tiết kali, tổn thương thận cấp tính hoặc bệnh thận mạn tính.
Nguyên nhân gây tăng kali máu ?
Nguyên nhân phổ biến gây tăng nồng độ kali huyết thanh:
Giả tăng kali máu thường do tan máu hồng cầu trong mẫu máu. Pseudohyperkalemia cũng có thể xảy ra do garô kéo dài hoặc nắm chặt tay quá mức khi lấy máu tĩnh mạch. Tăng tiểu cầu có thể gây ra tình trạng giả tăng kali máu trong huyết thanh (kali tiểu cầu được tiết ra trong quá trình đông máu), cũng như tăng bạch cầu.
Thận bình thường thải ra lượng kali, thường hằng định, tăng kali máu thực sự thường do giảm bài tiết kali thận. Tuy nhiên, các yếu tố khác thường đóng góp. Chúng có thể bao gồm tăng lượng kali nhập vào, tăng kali từ tế bào, hoặc cả haixm bảng các yếu tố gây tăng kali. Khi nhập vào quá nhanh băng đường ăn uống hoặc đường tĩnh mạch vừa đủ lượng kali clorua, tăng kali máu nặng có thể xảy ra thậm chí cả khi chức năng thận bình thường, nhưng tăng kali máu thường là tạm thời.
Tăng kali máu do thừa tổng lượng kali cơ thể đặc biệt phổ biến ở các trạng thái thiểu niệu (đặc biệt là tổn thương thận cấp tính) và với tiêu cơ vân bỏng, chảy máu mô mềm hoặc đường tiêu hoá, và suy thượng thận. Trong bệnh thận mạn tính, tăng kali máu không thường xuyên cho đến khi mức lọc cầu thận giảm < 10 đến 15 mL/phút, trừ khi lượng kali từ thức ăn hoặc kali nhập đường tĩnh mạch thừa quá mứ