Hầu hết chúng ta không có thói quen đến bệnh viện để khám sức khỏe thường xuyên do đó khi đường huyết máu cao lại không thể phát hiện kịp thời.
Nhiều năm về trước, có lẽ >bệnh tiểu đường không quá phổ biến. Nhưng ở thời đại ngày nay, do thói quen sinh hoạt ít vận động, cùng chế độ ăn dư thừa đường và chất béo mà bệnh tiểu đường ngày càng phổ biến. Thậm chí, người trẻ cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
Đường huyết cao nghĩa là lượng đường trong máu cao hơn giá trị bình thường. Giá trị đường huyết lúc đói của người bình thường là 3,9-6,1mmol/L, nếu nồng độ đường huyết lúc đói vượt quá 6,1mmol/L thì được gọi là tăng đường huyết.
Hầu hết chúng ta không có thói quen đến bệnh viện để khám >sức khỏe thường xuyên do đó khi đường huyết máu cao lại không thể phát hiện kịp thời. Vậy có cách nào để tự đoán biết lượng đường trong máu quá cao không? Câu trả lời là có.
Các chuyên gia cho rằng, nếu bạn thường xuyên có 3 biểu hiện này sau khi ăn, điều đó có nghĩa rằng đường huyết của bạn tương đối cao.
3 dấu hiệu cho thấy đường huyết cao
1. Khát nước liên tục dù đã uống đủ
Khi lượng đường trong máu quá cao, một trong những triệu chứng phổ biến nhất là khát nước. Đặc biệt xảy ra vào buổi tối, và dù vừa uống nước xong bạn cũng sẽ cảm nhận chưa đã cơn khát. Lý do bởi khi lượng đường huyết cao, cơ thể bạn sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ.
2. Buồn ngủ khi bạn ăn no
Vừa ăn no xong đã buồn ngủ là dấu hiệu đường huyết tăng đột ngột. Khi no, các thụ thể insulin trong tế bào ngừng nhận insulin và lượng glucose dư thừa sẽ tích tụ trong máu. Ngoài ra, tuyến tụy còn cố gắng sản xuất nhiều insulin hơn, nếu cứ tiếp tục vòng luẩn quẩn, các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động quá tải, dẫn đến mệt mỏi và buồn ngủ.
3. Cân nặng ngày càng giảm dần dù không ăn ít đi
Đây hẳn là một điều mà ai cũng muốn khi giảm cân. Nhưng xét ở góc độ sức khỏe, nếu hiện tượng này đột ngột xuất hiện thì rất nên cẩn trọng. Điều này cho thấy rằng tình trạng thể chất đã ở trạng thái không bình thường. Do đó, khi cân nặng giảm dần dù đã ăn uống đầy đủ thì rất có thể là do tăng đường huyết. Khi hàm lượng insulin trong cơ thể người bệnh giảm, sẽ ngăn cản cơ thể lấy glucose từ máu vào tế bào để sử dụng làm năng lượng. Do đó khi cơ thể thiếu insulin thì cơ thể phải bắt đầu đốt cháy chất béo và cơ bắp để lấy năng lượng làm giảm trọng lượng tổng thể của cơ thể.
Bệnh nhân tiểu đường nhớ "2 ăn, 2 không ăn" để kiểm soát lượng đường trong máu
2 ăn/uống là:
- Trà xanh
Bệnh nhân tiểu đường nên uống trà xanh vì trà xanh có chứa nhiều polyphenol có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh và có tác dụng hạ đường huyết, tuy nhiên cần nhớ là không nên uống trà quá đặc.
- Mướp đắng
Theo các nghiên cứu liên quan, cấu trúc hóa học của dịch chiết từ mướp đắng tương tự như insulin, có chức năng hạ đường huyết. Vì vậy, so với các loại thực phẩm khác, tác dụng hạ đường huyết của mướp đắng là rất lớn.
- Cháo trắng
Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn cháo trắng, vì cháo mềm, nát, khi vào cơ thể rất dễ bị hấp thụ, khi vào cơ thể sẽ làm đường huyết tăng nhanh, rất bất lợi cho việc kiểm soát lượng đường huyết.
- Hạt dẻ nước
Đường gluco và tinh bột trong hạt dẻ nước rất phong phú, nếu người bệnh tiêu thụ quá nhiều hai chất này có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao. Hơn nữa, nguyên tố kali trong hạt dẻ nước cũng rất nhiều, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ dễ gây tăng kali và có thể gây rối loạn nhịp tim.