Ngủ hơn mười tiếng nhưng thật khó để thức dậy vào buổi sáng. Buồn ngủ cả ngày liệu ngủ có thể gây nghiện không?

Hồng Hạnh (Dịch) 23:19 09/04/2022
Ảnh minh họa: Internet

 

Ngủ hơn mười tiếng nhưng thật khó để thức dậy vào buổi sáng. Buồn ngủ cả ngày liệu ngủ có thể gây nghiện không?

Theo tờ 'Healthline' của Mỹ đưa tin về lời khuyên của chuyên gia. Nghiện thường liên quan đến cờ bạc, ma túy, rượu hoặc thuốc lá. Theo Hiệp hội Y học Tâm lý Nghiện của Mỹ, những người nghiện một thứ gì đó bắt buộc phải gắn mình với chất đó hoặc tiếp tục thực hiện các hành vi nào đó dù biết hành vi đó sẽ để lại hậu quả có hại.

Nhưng giấc ngủ là một chức năng sinh lý nên về cơ bản nó vô hại. Gregory Porter một chuyên gia về giấc ngủ, nhịp sinh học và sự trao đổi chất người Anh đã giải thích "Trừ khi bạn bị mộng du, nếu không giấc ngủ không nguy hiểm lắm đối với con người". Đó là lý do tại sao chúng tôi không sử dụng thuật ngữ 'nghiện' về mặt y học cho giấc ngủ.

Theo Học viện Y học Giấc ngủ của Mỹ, người lớn cần ngủ trung bình 7 giờ đồng hồ. Điều quan trọng không phải là dành thời gian trên giường, mà là ngủ sâu ít nhất 7 tiếng.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn muốn tiếp tục ngủ mặc dù bạn thường ngủ trong 7 giờ? Đó không phải là chứng nghiện ngủ, nó có thể là một thứ gì đó khác.

Nói cách khác, khi lo lắng hoặc trầm cảm nặng, có nhiều trường hợp mắc chứng ngủ nhiều. Theo một bài báo xuất bản năm 2008, khoảng 40% bệnh nhân trầm cảm đã >ngủ nhiều hơn mức cần thiết. Xu hướng này diễn ra mạnh mẽ hơn đối với phụ nữ. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy những người ngủ trung bình 8 tiếng trở lên có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn những người ngủ ít hơn.

Ngoài ra, nếu bạn mắc chứng ngủ rũ (một dạng rối loạn giấc ngủ với nhiều biểu hiện điển hình như buồn ngủ vào ban ngày), chứng mất ngủ vô căn cứ hoặc chứng ngưng thở khi ngủ (là một loại rối loạn giấc ngủ mà người bệnh có những cơn ngưng thở hoàn toàn trong ít nhất 10 lần trong giấc ngủ và lập đi lập lại nhiều lần), bạn có thể bị buồn ngủ ngay cả khi đã ngủ hơn 7 giờ. Triệu chứng chứng ngủ nhiều là dù bạn có ngủ bao nhiêu cũng không có sức lực, thần kinh nhạy cảm, đầu óc mơ màng như có sương mù, nhức đầu, chán ăn và thậm chí có ý định tự tử trong những trường hợp nghiêm trọng.

Nếu bạn ngủ đủ giấc mà vẫn cảm thấy buồn ngủ cả ngày, hãy đến gặp bác sĩ. Cho dù phải dùng thuốc hay thay đổi lối sống, bạn cần phải hành động để ngăn chặn tất cả những tác hại xấu mà chứng bệnh gây ra. Điều tương tự cũng xảy ra đối với những người bị chứng thèm ngủ mạnh đến nỗi họ phải vật lộn để ra khỏi giường vào mỗi buổi sáng.

(Theo Kormedi)

Hồng Hạnh (Dịch) | Theo Phụ nữ sức khỏe