Những tác dụng của nước mía cho sức khỏe khá đa dạng như tăng cường chức năng gan, giảm nhẹ bệnh tiểu đường hay cải thiện các vấn đề răng miệng. Loại nước này vừa rẻ lại rất dễ tìm mua nên bạn có thể uống bất cứ khi nào cảm thấy khát.
Thành phần >dinh dưỡng của >nước mía
Một cốc nước mía khoảng 240 ml chứa 250 calo, với 30 g đường tự nhiên. Loại nước này không có hàm lượng chất béo, cholesterol, chất xơ và protein nhưng chứa natri, kali, canxi, magiê và sắt. Bạn có thể chỉ đơn thuần cho rằng đây là thức uống phổ biến trong mùa hè giúp đỡ khát nước. Tuy nhiên, nó có rất nhiều lợi ích cho >sức khỏe.
Trong nước mía còn có chứa canxi, magie, phốt pho và kali... Do đó, nó sẽ có tác dụng tương tự như nước điện giải dùng để bù khoáng sau khi vận động. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng không chỉ có tác dụng tương tự như đồ uống thể thao, nước mía còn cho thấy hiệu quả tốt hơn trong việc bù nước, khôi phục năng lượng dự trữ trong cơ bắp sau khi tập luyện, cũng như cải thiện hiệu suất tập thể dục.
Nước mía duy trì sức khỏe thận
Là một loại thực phẩm tự nhiên ít cholesterol, ít natri, không có chất béo bão hòa, nước mía giúp thận luôn ở trạng thái tốt nhất.
Nước mía giảm cơn đau liên quan đến các bệnh về tình dục (STD) & tiết niệu (UTI)
Uống nước mía dạng pha loãng với nước cốt chanh và nước dừa có thể giúp giảm viêm do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và viêm tuyến tiền liệt.
Nước mía hỗ trợ phát triển xương và răng
Nước mía giàu canxi, có tác dụng tích cực cho sự phát triển của hệ xương và răng.
Nước mía hữu ích cho người mắc bệnh tiểu đường
Nếu chỉ dùng ở mức độ vừa phải, nước mía có thể có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Đường tự nhiên có chỉ số đường huyết thấp, giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến.
Nước mía có thể giúp trị mụn
Nước mía có khả năng giảm và chữa các vấn đề về da như mụn trứng cá. Lý do bởi nước mía chứa axit alpha-hydroxy (AHAs) nên giúp tăng tốc độ tái tạo tế bào.
Ngoài ra, có thể dùng nước mía để tẩy tế bào chết cho da, loại bỏ khả năng tích tụ mụn. Chỉ cần trộn nước mía với bột đất sét thành hỗn hợp giống mặt nạ, thoa lên mặt và cổ và để trong 20 phút. Cuối cùng, rửa sạch với nước mát.
Nước mía loại bỏ hơi thở có mùi và sâu răng
Mía giàu khoáng chất, bao gồm canxi và phốt pho, đồng thời giúp tạo men răng và hỗ trợ răng chắc khỏe, không bị sâu. Nó cũng khắc phục chứng hôi miệng do thiếu hụt các chất dinh dưỡng này.
Nước mía cung cấp nguồn năng lượng tức thì
Bạn có thể dễ dàng mua được những ly nước mía ở các ki-ốt ven đường vào mùa hè. Loại đồ uống này phổ biến và được ưa chuộng bởi có thể cung cấp năng lượng tức thì và đảm bảo bạn không bị mất nước. Các loại đường trong mía, nước trái cây được cơ thể hấp thụ dễ hơn đường từ các thực phẩm khác.
Nước mía hỗ trợ tăng cường chức năng gan
Nước mía được cho là một trong những phương pháp điều trị tự nhiên tốt nhất cho các bệnh liên quan đến gan như vàng da. Các nghiên cứu cho thấy nước mía có tính kiềm tự nhiên, giúp duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể.
Nước mía chống ung thư
Nồng độ cao của canxi, magiê, kali, sắt và mangan làm cho nước mía có tính kiềm tự nhiên. Hợp chất flavonoid trong nước mía giúp cơ thể ngăn chặn các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
Nước mía làm dịu hệ thống tiêu hóa
Kali trong nước mía cân bằng độ pH của dạ dày, hỗ trợ tiết dịch tiêu hóa và giữ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động trơn tru. Nước mía cũng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng dạ dày.
Dù nước mía được chứng minh là nguồn bổ sung dưỡng chất hiệu quả. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại đồ uống từ mía đều như nhau. Các chuyên gia sức khỏe cho hay nước mía tự nhiên sẽ tốt hơn so với các loại đã qua chế biến, có chứa chất bảo quản hoặc thêm hương liệu.
Tác dụng của nước mía khá đa dạng và tốt cho sức khỏe. Bạn vẫn cần lưu ý một số điều sau trước khi dùng món nước ép này: