Ung thư đại trực tràng là căn bệnh xuất phát từ việc ăn uống. Các nghiên cứu đã khẳng định rằng một cốc sữa chua mỗi ngày có thể giảm 26% nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.
Ung thư trở thành căn bệnh văn minh đáng sợ nhất của con người hiện đại, cuộc sống căng thẳng, chế độ ăn uống bất thưởng, khiến cho tỉ lệ người mắc các bệnh ung thư ngày càng tăng cao. Đặc biệt, trong danh sách 10 bệnh ung thư - ung thư đại trực tràng đã 14 năm liên tiếp đứng đầu, trở thành "vua ung thư" trên thế giới.
Tuy nhiên, ung thư đại trực tràng thực chất là một căn bệnh liên quan chủ yếu đến chế độ ăn uống. Do đó, chỉ cần bạn có thói quen ăn uống hợp lý là có thể giảm được rất nhiều nguy cơ mắc bệnh ung thư. Chiêu Danh Uy, Giáo sư Khoa Công nghệ Sinh học của Đại học Trung Nguyên gợi ý, mỗi ngày ăn một cốc sữa chua có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng xuống 26%.
Giáo sư Chiêu Danh Uy cho biết, sữa chua là một chế phẩm từ sữa, sản phẩm quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày của con người. Sữa chua có nhiều lợi ích như bổ sung protein, canxi, còn giúp cải thiện khả năng miễn dịch, thúc đẩy nhu động ruột, ngừa loãng xương, giảm nguy cơ tăng huyết áp, chống táo bón.
Giáo sư Chiêu Danh Uy giải thích, men vi sinh là chìa khóa, đường tiêu hóa cần một tỷ lệ "vi khuẩn tốt" nhất định. Hầu hết các loại sữa chua đều chứa một lượng lớn 2 loại vi khuẩn Streptococcus thermophilus và Lactobacillus bulgaricus, giúp ích rất nhiều cho sức khỏe con người. Vi khuẩn này có thể sống trong đường tiêu hóa, giúp loại bỏ vi khuẩn có hại và tránh gây hại cho đường ruột.
Đường tiêu hóa rất dễ tích tụ chất bẩn. Các loại men vi sinh này có thể giúp chúng ta tống những chất bẩn này ra ngoài cơ thể. Từ đó giảm thiểu các chất gây ung thư trong đường tiêu hóa.
Theo kết quả của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Washington đăng trên tạp chí Gut, ăn một cốc sữa chua mỗi ngày có thể giảm 26% nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng so với những người không ăn sữa chua.
Giáo sư Chiêu Danh Uy nhấn mạnh, ăn sữa chua không chỉ có thể cải thiện môi trường đường ruột mà còn có tác dụng điều hòa khả năng miễn dịch.
Ngoài ra, nguồn nguyên liệu của sữa chua là sữa nên ăn sữa chua còn có thể hấp thu được các chất >dinh dưỡng như đạm động vật, canxi và vitamin nhóm B.
Nhưng so với sữa thì sữa chua dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn. Đó là do trong quá trình lên men sữa tươi, đường lactose sẽ bị vi khuẩn lactic phân hủy thành axit lactic, đồng thời chất đạm và chất béo trong sữa tươi nguyên liệu được thủy phân ở các mức độ khác nhau và chuyển hóa thành các polypeptit, axit amin,… có lợi cho sức khỏe con người.
Ngoài ra, đối với những người không dung nạp đường lactose sẽ không bị đau bụng và tiêu chảy sau khi ăn sữa chua.
Tuy nhiên, giáo sư Chiêu Danh Uy cũng nhắc nhở, sữa chua không có phụ gia thực phẩm thực sự có vị chua và không ngon lắm. Vì vậy, để cải thiện mùi vị của sữa chua, các nhà sản xuất thông thường sẽ thêm nhiều đường vào sữa chua. Nó cũng có chất béo và calo nên hầu hết các sản phẩm sữa chua không phải là " thực phẩm ăn kiêng". Không nên dùng sữa chua để giảm cân.
Tương tự như vậy, sữa chua cũng không thích hợp cho người tiểu đường, nếu không bạn sẽ rơi vào tình trạng nạp quá nhiều đường vào cơ thể rất nguy hiểm.
1. Tăng khả năng miễn dịch
2. Thúc đẩy hấp thụ dinh dưỡng
3. Tăng khả năng chuyển hóa cơ bản
4, Có tác dụng tích cực trong việc kiểm soát cân nặng
5, Ngăn ngừa viêm nhiễm
6, Tốt cho sức khỏe tim mạch
7, Giảm cholesterol trong máu
8, Cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu
(Nguồn: Aboluowang)