Sau khi thực hiện rất nhiều xét nghiệm, kết quả mà bác sĩ đưa ra khiến ông vô cùng suy sụp: Ông Zhou đã mắc ung thư gan giai đoạn cuối.
Ngày 11/6, tờ Sohu đưa tin về bệnh tình của một nam nhân viên giao hàng họ Zhou, 43 tuổi, người Trung Quốc. Kể từ khi con trai và con gái vào cấp 3, ông phải tăng ca rất nhiều, thậm chí có lúc quên mất cả việc ăn uống của bản thân mình.
6 tháng trước, ông Zhou cảm thấy đau bụng dữ dội, tiêu chảy liên tục. Ban đầu, ông nghĩ rằng do mình không ăn uống đúng giờ nên đã mắc bệnh về đường tiêu hóa. Tuy nhiên sau đó, ông quá đau bụng cho nên đã phải đi mua thuốc uống để đối phó với cơn đau.
Thuốc giảm đau chỉ có hiệu quả trong một thời gian ngắn, cảm giác đau bụng lại tìm đến ông Zhou thời gian gần đây, thậm chí nó khiến ông mệt mỏi, đau đớn hơn xưa. Không thể chịu đựng nổi, ông đành đến bệnh viện khám.
Sau khi thực hiện rất nhiều xét nghiệm, kết quả mà bác sĩ đưa ra khiến ông vô cùng suy sụp: Ông Zhou đã mắc >ung thư gan giai đoạn cuối.
"3 tín hiệu" thường xuyên xuất hiện sau bữa ăn đó chính là ung thư gan
Thực tế, bệnh ung thư gan mà ông Zhou mắc không diễn biến âm thầm. Trước khi phát hiện ra bệnh, một loạt các tín hiệu đã xuất hiện, tuy nhiên ông cứ nghĩ rằng do mình bỏ bữa nên mới có triệu chứng này. Đến khi bác sĩ khẳng định đây chính là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư gan, ông mới ôm mặt khóc trong ân hận vì đã bỏ qua "thời điểm vàng" điều trị bệnh.
1. Sau khi ăn ông Zhou thường xuyên bị tiêu chảy
Bác sĩ điều trị cho ông Zhou cho biết sau khi ăn, bệnh nhân này thường xuyên bị tiêu chảy.
Bác sĩ cho hay nếu bị tiêu chảy thường xuyên thì điều đầu tiên cần xem xét đó là >sức khỏe đường tiêu hóa. Nhưng đừng vì thế mà bỏ qua việc kiểm tra gan. Khi các tế bào ung thư tạo ra một loạt các chất trong quá trình phân chia, kích thích và phóng to các tế bào gan, nó sẽ dẫn đến việc kích thích ruột tăng tiết quá nhiều dịch, giảm hấp thu do đó gây ra tiêu chảy.
Hơn nữa, gan đảm nhiệm chức năng chuyển hóa chính, đồng thời giải độc cho cơ thể, nếu chức năng trao đổi chất của gan có vấn đề sẽ gây khó tiêu và gây tiêu chảy.
2. Ông Zhou thường cảm thấy đầy hơi, đau bụng sau khi ăn
Bác sĩ cho biết, đầy bụng và đau bụng ngay sau khi ăn là triệu chứng bất thường, ngoài nguyên nhân do bệnh dạ dày thì bệnh về gan cũng có thể xảy ra. Khi ung thư gan hình thành, chức năng chuyển hóa của gan có vấn đề, thức ăn không thể tiêu hóa được và cơ thể sẽ sinh ra một số khí, bạn sẽ cảm thấy đầy hơi hoặc thậm chí là đau bụng.
3. Buồn nôn và nôn mửa sau ăn
Mật do gan tiết ra có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, khi gan bị suy giảm chức năng bài tiết sẽ khiến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn bị cản trở, gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Vì vậy, cảm giác buồn nôn và nôn thường xảy ra sau bữa ăn.
Đây là trợ thủ đắc lực cho việc nuôi dưỡng gan, nếu bạn tuân thủ nó, gan có thể khỏe mạnh hơn
Gan là cơ quan không có "dây thần kinh cảm giác đau" vì thế khi bệnh xuất hiện sẽ để lộ rất ít triệu chứng. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để phòng chống ung thư mỗi người nên hình thành những thói quen sau đây:
1. Ngủ đủ giấc
Nghỉ ngơi đầy đủ đem lại lợi ích nhất định cho quá trình giải độc và trao đổi chất của gan, đồng thời có lợi cho sức khỏe của gan.
2. Luôn sống vui vẻ
Theo quan điểm ngũ hành của y học Trung Quốc, gan và mộc tương ứng, không ưa phiền muộn, stress lâu ngày sẽ gây suy nhược, tổn hại lớn đến gan.
3. Hình thành thói quen khám sức khỏe định kỳ
Mỗi người cần phải hình thành thói quen đi khám sức khỏe thường xuyên. Đặc biệt người trên 40 tuổi, hay uống rượu bia lâu năm, bệnh nhân tiểu đường thì tốt nhất nên đến bệnh viện để khám sức khỏe 2 lần/năm.