Vào mùa hè, cổ họng rất dễ bị viêm, ngoài chữa trị bằng các phương pháp như dùng thuốc, bấm huyệt... thì một số món ăn bài thuốc cũng rất hữu ích đối với bệnh viêm họng.
Đau họng là triệu chứng phổ biến và thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Nó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ cảm lạnh, viêm amidan, đến viêm phế quản và viêm xoang. Để giảm đau và giúp hạn chế các triệu chứng khó chịu, nhiều người thường sử dụng các loại thuốc trị đau họng. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc khác nhau, và việc sử dụng nhiều thuốc tây cũng gây hại cho sức khoẻ. Dưới đây mách bạn các >cách trị đau họng bằng các nguyên liệu thiên nhiên.
Là món ăn quen thuộc, cháo đậu đen có những công dụng rất tốt cho người viêm họng. Sử dụng đậu đen trong trường hợp người thường xuyên tái phát viêm họng, kèm theo có các triệu chứng như hay nóng trong người, ngủ kém, đại tiện khô táo khó đi, nhức mỏi xương khớp.
Nguyên liệu: 100g gạo tẻ, 50g gạo nếp, 100g đậu đen, đường phèn theo khẩu vị.
Cách làm: Đậu đen đem rửa sạch, ngâm trong nước 6-8 giờ cho mềm. Nấu đậu đen trong khoảng 500ml nước trong 10-15 phút cho đậu mềm. Sau đó cho cả gạo nếp và gạo tẻ vào trộn để nấu cùng thêm 10 phút, cạn bớt nước thì cho thêm 500ml nước vào để đun tiếp đến khi độ đặc vừa đủ. Cho đường vừa miệng.
Lưu ý: Đậu đen có vị ngọt, tính hơi lạnh, được sử dụng để bổ can thận, thanh nhiệt giải độc. Do sức thanh nhiệt của đậu đen khá tốt nên có thể làm lạnh bụng, tiêu hóa kém. Do đó, không sử dụng cháo đậu đen trong trường hợp tiêu hóa kém, dẫn tới chướng bụng, đại tiện lỏng nát, người mệt mỏi thiếu sức, hụt hơi, hơi thở ngắn…
Với những nguyên liệu dễ tìm, lê hấp đường phèn có thể sử dụng thông dụng cho các trường hợp ho đờm kèm đau họng. Theo Y học cổ truyền, lê có tác dụng thanh nhiệt tiêu viêm, nhuận phế sinh tân, trừ đờm giảm ho.
Nguyên liệu: 1 quả lê, táo đỏ 1-2 quả, 2-3 lát gừng, đường phèn.
Cách làm: Cắt một bên đầu của quả lê rồi khoét ruột lê, phần ruột bỏ hạt rồi thái nhỏ. Táo lột hạt, thái nhỏ. Gừng đập dập băm nhỏ. Sau đó cho tất cả vào trong quả lê, thêm đường phèn vào rồi đậy nắp quả lê. Hấp cách thủy 20-30 phút. Ăn phần lõi trong quả lê vừa hấp.
Ô mai 5 quả, đường phèn 20g. Đem chưng cho tan đường, dầm nhuyễn ô mai cho ăn dần trong ngày. Dùng cho các trường hợp sau viêm nhiễm sốt nóng dài ngày, miệng họng khô, khát nước, chán ăn.
Dưa hấu (lấy phần vỏ trắng bỏ ruột đỏ) 60g, diếp cá 30g, rau mướp 30g cùng đem nấu dạng canh, thêm gia vị cho ăn. Dùng cho các trường hợp viêm tắc mũi dạng viêm khô. Dùng liên tục 3 - 5 ngày.
Dùng một thìa bột quế đun với 1 cốc nước, có thêm một chút hạt tiêu và 2 thìa mật ong sẽ giúp bạn nhanh chóng khắc phục được tình hình.
Nghệ: Nghệ cũng dùng để chữa ho. Lấy một nửa cốc nước nóng, thêm một ít muối vào, sau đó cho nửa thìa bột nghệ rồi khuấy đều và uống ngày một lần, liên tục trong 3 ngày. Cách này rất hiệu quả để bảo vệ họng khỏi bị viêm nhiễm.
Có thể xoa dịu chứng đau cổ họng bằng cách hít nhiều hơi nước trong lúc tắm nước nóng hoặc nghiêng đầu trên một chậu nước bốc hơi và há miệng ra hít hơi ẩm bay lên. Làm như vậy mỗi lần khoảng 5 phút, có thể làm mỗi giờ một lần đến khi nào cảm giác đau họng thuyên giảm.
Tuy nhiên, nếu đau họng kèm sốt, ho và các triệu chứng khác thì bạn nên tìm bác sĩ sớm để biết nguyên nhân gây sưng, đau hay viêm họng.