Hãy dừng lại ngay việc dùng tỏi trong những trường hợp sau nếu bạn không muốn rước bệnh cho cả gia đình nhé!
Tỏi là một trong những loại gia vị được sử dụng nhiều trong các món ăn của người Việt. Đặc biệt trong mùa dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp với lượng F0 tăng chóng mặt, người dân cũng phòng thủ sẵn tỏi để nấu ăn, nhằm bổ sung chất, tăng đề kháng.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), tỏi chính là một vị thuốc chữa bệnh. Tỏi có tên gọi khác là đại toán, thành phần chủ yếu là tinh dầu bao gồm nhiều chất allicin, vitamin A, B1, B2. Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, đi vào hai kinh tì và vị, có tác dụng trong tiêu hóa, hô hấp, giải độc, trừ đờm, lợi niệu, tẩy giun…
"Tỏi giúp giảm cholesterol, huyết áp, kích thích hệ miễn dịch, có tác dụng kháng sinh mạnh mẽ. Tỏi chữa tiêu hóa kém, ho, viêm phế quản mãn tính, tăng huyết áp, bệnh lị, ngộ độc thực phẩm do ăn cua, chữa bệnh thủy thũng, tiểu tiện khó... Nói chung, ăn tỏi rất có lợi cho >sức khỏe. Liều dùng mỗi ngày từ 5-15g", lương y Bùi Hồng Minh nói.
ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết thêm, tỏi còn đem lại nhiều tác dụng khác như kích thích tiêu hóa, hạ huyết áp, đường huyết, phòng chống ung thư và lão hóa.
Tỏi vốn đã rất tốt, đến mùa dịch bệnh càng được coi trọng. Nhiều chị em tận dụng cho vào các món ăn hàng ngày để tăng cường miễn dịch, phòng chống bệnh cho cả nhà bên cạnh việc dùng pha nước chấm, ăn tỏi sống, tỏi đen...
Đặc biệt, thêm tỏi vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn có thể cải thiện mức cholesterol trong máu một cách tự nhiên. Mạch máu của bạn sẽ luôn được làm sạch, ngày càng trẻ hóa, phòng tránh bệnh tim mạch. Món ăn của bạn cũng được tăng cường hương vị hơn nữa. Thế nhưng sự thật là không phải thực phẩm nào cũng kết hợp được với tỏi. Khi kết hợp sai thực phẩm, tỏi sẽ hóa thành "thuốc độc".
1. Cá trắm
Cá trắm là loại cá rất bổ dưỡng, thịt chắc và ngon, vị ngọt, tính bình. Tuy nhiên, khi chế biến món cá này, bạn không nên ướp cá trắm với tỏi.
Vì bản chất tỏi nóng, khi ăn cùng cá trắm sẽ dễ làm cho bụng chướng đầy, có thể sinh ra sán.
2. Thịt chó
Bạn có thể ăn thịt chó với riềng, sả, gừng, nhưng tuyệt đối không thể ăn với tỏi. Bởi tỏi có tính cay và nóng rất kị với thịt chó nhiều đạm, dễ gây chướng bụng, tả lị.
3. Thịt cừu
Tỏi và thịt cừu đều có tính ấm, nếu ăn chung dễ khiến cơ thể cảm thấy khô nóng, bức bối, đặc biệt là vào mùa hè trong thời tiết nóng nực, khó chịu.
4. Thịt gà
Các chuyên gia >dinh dưỡng cũng chỉ ra, việc kết hợp thịt gà và tỏi khiến món ăn thêm tính nóng, dẫn đến khó tiêu, sinh ra kiết lỵ.
Theo Đông y, thịt gà tính ôn (ấm), tính cam (ngọt). Trong khi đó, tỏi tính đại nhiệt (nóng). Đó là lý do khiến món ăn càng trở nên nóng, khó tiêu, dễ sinh ra táo bón, kiết lị.
5. Trứng
Theo Đông y, ăn trứng cùng với tỏi có thể gây khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi. Nhất là khi chiên tỏi và trứng dễ có nguy cơ bị cháy. Điều này có thể sinh ra chất độc gây hại sức khỏe.
6. Cá diếc
Cá diếc có tác dụng thông huyết mạch, bổ thể nhược, bổ âm huyết, ích khí tiện tì, thanh nhiệt giải độc, thông mạch hạ sữa, lợi tiểu tiêu sưng, khử phong thấp, tốt cho phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, bạn không nên nấu cá diếc với tỏi, vì chúng kiêng kỵ lẫn nhau. Nếu ăn chung cá diếc và tỏi có thể làm tăng nguy cơ co giật đường tiêu hóa.