Theo một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Nephrology Dialysis Transplantation, tiêu thụ thêm caffeine có thể làm giảm nguy cơ tử vong ở bệnh nhân mắc bệnh thận.

14:22 07/11/2023

Với một bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính (CKD), bác sĩ có thể khuyên họ nên uống thêm >cà phê. ‏Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này là do caffeine có tác động tích cực lên mạch máu, vì caffeine vốn được thừa nhận là có tác dụng cải thiện chức năng tuần hoàn.‏

Những con số đầy hi vọng

‏Nhóm nghiên cứu, do một bác sĩ đến từ Bồ Đào Nha phụ trách, đã kiểm tra dữ liệu từ 4.863 người Mỹ mắc bệnh CKD từ năm 1999 đến năm 2010. Với nhóm bệnh nhân này, ngay cả sau khi xem xét các yếu tố như tuổi tác, chế độ ăn uống và các bệnh khác, tỷ lệ tử vong vẫn giảm.‏

‏Bệnh nhân được chia thành 4 nhóm: Nhóm đầu tiên tiêu thụ lượng caffeine bằng với một tách trà; nhóm thứ hai uống lượng caffeine tương đương với một tách cà phê; nhóm thứ ba uống tương đương 1-2 tách mỗi ngày; nhóm thứ tư tiêu thụ trên 2 tách mỗi ngày). Kết quả cho thấy những người ở nhóm thứ hai có nguy cơ tử vong thấp hơn 12%, trong khi những người ở nhóm thứ ba là 22%. Những người uống nhiều cà phê nhất cũng có nguy cơ tử vong thấp hơn tới 24%.

Những người tiêu thụ nhiều cà phê nhất thường là nam giới da trắng, có trình độ học vấn và thu nhập cao hơn. Họ cũng có ít bị đột quỵ trước đó hơn, từng uống nhiều rượu hơn và đang hoặc đã từng hút thuốc, khi so sánh với những người uống ít cà phê.‏

‏Tiến sĩ, bác sĩ Miguel Bigotte Vieira, một trong những tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Khuyên bệnh nhân mắc bệnh thận uống nhiều cà phê hơn có thể giúp làm giảm tỷ lệ tử vong của họ". Ông cũng lưu ý rằng đây chỉ là một nghiên cứu từ giám sát, vì vậy chưa thể khẳng định 100 % rằng bệnh nhân mắc bệnh thận cứ uống nhiều cà phê hơn là sẽ giảm nguy cơ tử vong. Kết quả sẽ cần phải được xác nhận bằng một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên.‏

‏Nghiên cứu nói trên không phải là công trình đầu tiên đánh giá tác động của cà phê trên bệnh nhân CKD. Một nghiên cứu khác đăng trên Tạp chí Y học Hoa Kỳ vào đầu năm nay cũng cho thấy bệnh CKD ít tiến triển hơn ở những người uống cà phê hàng ngày.‏

Điều độ mới là tốt

‏Jessianna Savill, một chuyên gia >dinh dưỡng về thận đã xuất bản một bài báo cho Tổ chức Thận Quốc gia về chủ đề này và cảnh báo rằng uống quá nhiều cà phê có thể gây ra những mối nguy khác, nhưng vẫn khẳng định cà phê là thứ đồ uống tốt cho bệnh nhân CKD.‏

‏Tammy Lakatos Shames và Lyssie Lakatos, chuyên gia dinh dưỡng đến từ New York, cũng đồng ý: "Các bệnh nhân mắc bệnh CKD của chúng tôi luôn vui mừng khi biết rằng họ không cần phải bỏ cà phê ra khỏi chế độ ăn uống". ‏

‏Tuy nhiên, cả hai cũng lưu ý: "Có những điều mà bệnh nhân CKD cần >lưu ý khi uống cà phê - và với hầu hết mọi thứ khác cũng vậy, đó là nhiều chưa chắc đã tốt - điểm mấu chốt là phải điều độ".

Những lưu ý khi uống cà phê

‏Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên với bệnh nhân CKD. Cụ thể, những bệnh nhân đang theo chế độ ăn hạn chế chất lỏng cần chú ý đến lượng cà phê họ uống hàng ngày, bởi cà phê cũng là một loại chất lỏng. ‏

‏Mức kali cần phải duy trì thấp. Hầu hết những người bị bệnh thận mạn từ trung bình đến nặng hoặc tổn thương thận cấp tính nên tiêu thụ dưới 2.000 mg khoáng chất mỗi ngày. Nếu bênh nhân uống quà nhiều cốc cà phê mỗi ngày - mỗi cốc chứa khoảng 116 mg – họ có thể vượt ngưỡng khuyến cáo trên.‏

‏Các chuyên gia khuyên: "Hãy đặt mục tiêu uống dưới 3 tách cà phê mỗi ngày để ở mức an toàn. Trong số các loại cà phê, cà phê đen có ít natri, protein, phốt pho, calo và carbohydrate, nên bênh nhân có thể uống loại cà phê này thoải mái hơn."

Cà phê có nhiều lợi ích nhưng cũng có thể gây tăng huyết áp đột ngột. Điều này không tốt với bất kỳ ai - đặc biệt là những người mắc bệnh CKD.‏

‏Ngoài ra, cần chú ý khi pha thêm sữa, kem và xi-rô vào cà phê. Lakatos và Lakatos Shames cho biết: "Những chất phụ gia này thường có thể gây ra nhiều vấn đề cho những người mắc bệnh thận so với chỉ riêng cà phê đen. Chúng làm tăng lượng phốt pho và kali. Ngoài ra, kem có chứa phốt phát hóa học dễ hấp thụ và bệnh nhân nên hạn chế".‏

Theo Ngọc Mai/Tổ Quốc