Răng khôn có thể gây nhiều biến chứng viêm nhiễm khi nhổ, đôi khi còn nguy hiểm đến tính mạng. Vậy những trước hợp nào nên và không nên nhổ răng khôn.
Mới đây, bà Lý (43 tuổi) ở Phúc Châu, Trung Quốc bất ngờ phát hiện mình bị sưng phù ở mặt, méo miệng, chân tay yếu ớt, khó nuốt, nên đến bệnh viện khám.
Kết quả kiểm tra cho thấy bà bị viêm não tủy phải nhập viện. Kết quả chụp CT cho thấy tình trạng bệnh của bà rất nghiêm trọng, có thể mất mạng bất cứ lúc.
Theo bà Lý cho biết, cách đó vài tuần bà có đi nhổ >răng khôn. Ban đầu, răng sưng lên nhưng vì chủ quan bà nghĩ rằng đó chỉ là một phản ứng bình thường. Sau đó, 2 bên mặt sưng to, thậm chí đau đầu, cử động mắt hạn chế, tầm nhìn kém, đi lại không ổn định. Rất may nhờ các bác sĩ tích cực điều trị hơn 1 tháng thì bà đã qua tình trạng nguy hiểm, tính mạng cũng không còn bị đe dọa. Tình trạng của bà Lý có thể do nhiễm trùng trong quá trình nhổ răng.
Răng khôn nhổ được không?
Răng khôn thường mọc trong độ tuổi xương hàm đã ngừng tăng trưởng và phát triển, xương trở nên cứng đặc hơn. Sự tăng trưởng và phát triển của hàm dưới trong giai đoạn mọc răng khôn theo hướng xuống dưới và ra trước… sẽ gây đau đớn vô cùng.
5 trường hợp cần >nhổ răng khôn để tránh hậu quả về sau
Răng khôn bị sâu: Răng khôn nằm trong cùng nên rất dễ bị bỏ sót khi đánh răng, khả năng bị sâu răng cao. Khi bị sâu nó có thể gây viêm phúc mạc răng khôn, viêm lợi, viêm mô tế bào, đôi khi có thể gây nhiễm trùng huyết…, lúc này cần phải nhổ.
Lấn chiếm và ảnh hưởng các răng bên cạnh: Nhiều răng khôn mọc không đúng vị trí, mọc lệch sang các răng bên cạnh khiến toàn bộ hàm răng bị lệch hay gây đau nhức và khiến răng 2 bên mọc lệch ra khỏi hàm. Nếu điều này xảy ra, nó nên được nhổ bỏ.
Khớp cắn bị lệch: Chúng ta biết rằng, hàm răng trên và dưới cắn với nhau phải khớp hoàn hảo. Nhưng đối với một số răng khôn, nếu nó mọc bên trên hoặc dưới không tương ứng với khớp cắn, sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhai, khiến răng bị cộm rất khó chịu.
Răng bị ảnh hưởng: Răng bị móm còn do răng mọc không đúng vị trí khiến toàn bộ răng bị vùi vào xương ổ răng, gây đau nhức, viêm nhiễm, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Nếu không may xảy ra trường hợp này thì phải nhổ răng. Tuy nhiên, trường hợp này cần nha sĩ kiểm tra kỹ hơn.
Những trường hợp nên giữ lại răng khôn
Không phải bất cứ trường hợp răng khôn nào cũng cần phải nhổ, và không phải tất cả răng khôn đều phải nhổ. Có thể bảo tồn giữ răng khôn trong những trường hợp.
Răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt với mô xương và nướu, không gây biến chứng. Trường hợp này nếu giữ lại thì bệnh nhân cần dùng chỉ nha khoa và bàn chải chuyên dụng để làm sạch triệt để.
Bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính như tim mạch, rối loạn đông cầm máu, đái tháo đường...
Răng khôn liên quan trực tiếp đến một số cấu trúc quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh...
4 triệu chứng bệnh nhân hay gặp sau nhổ răng
– Sưng: Là đáp ứng viêm của cơ thể với sang chấn khi nhổ răng, sưng ít hay nhiều phụ thuộc vào mức độ can thiệp và cơ địa mỗi người. Tình trạng sưng thường diễn ra trong khoảng 2 ngày đầu sau nhổ răng sau đó giảm dần.
– Đau: Xảy ra khi thuốc tê hết tác dụng, tình trạng đau phụ thuộc vào mức độ can thiệp và ngưỡng đau của mỗi cá nhân. Đau xảy ra trong khoảng 3 ngày sau nhổ răng, sau đó giảm dần.
– Sốt: Ngày đầu sau nhổ răng, bệnh nhân sẽ có sốt. Tuy nhiên, đây chỉ là đáp ứng của cơ thể chứ không phải là nhiễm trùng. Sốt thông thường sẽ không kéo dài quá ngày thứ hai.
– Chảy máu: Cắn chặt bông gòn trên ổ răng sau nhổ 30 phút để giúp cầm máu, nếu máu tiếp tục chảy thì cắn thêm gạc cho đến khi máu ngừng hắn. Có thể xuất hiện nước bọt có lẫn máu hồng nhạt một đến 2 ngày sau nhổ răng.
Lưu ý là nếu tình trạng sưng, đau, sốt, chảy máu kéo dài, trầm trọng và không kiểm soát được thì nên tái khám lại bác sĩ chuyên khoa.