Bệnh nhân ung thư phổi thứ hai được cứu chữa thành công, niềm hi vọng về căn bệnh nguy hiểm hàng đầu.

Tiểu Ngọc (t/h) 19:14 20/03/2023

Theo Báo VietNamNet, bà Ameli, y tá đã nghỉ hưu, là một người không hút thuốc, bị ho mạn tính vào cuối năm 2021. Bà được chẩn đoán mắc >ung thư phổi giai đoạn 4. Phương pháp hóa trị không đem lại hiệu quả, bệnh viện đề nghị bà chuyển tới khu chăm sóc cuối đời.

Theo Daily Mail, vợ chồng bà Ameli không chịu bỏ cuộc. Sau khi ghép phổi kép, bà không cần >điều trị thêm. Các bác sĩ của Northwestern Medical đã áp dụng kỹ thuật mổ mới để loại bỏ ung thư đồng thời giảm thiểu nguy cơ lây lan.

Bà Ameli (trái) và ông Khoury được ghép phổi kép. Ảnh: Thanh Niên

Tiến sĩ Ankit Bharat, Trưởng khoa Phẫu thuật lồng ngực của Northwestern Medicine, thông tin các bác sĩ thường không cấy ghép phổi cho bệnh nhân ung thư ở giai đoạn 4. Tuy nhiên, trong trường hợp ông Khoury và bà Ameli, ung thư không lan ra ngoài phổi.

Đây là một đặc điểm hiếm gặp đối với bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 4. Điều đó cho phép ca cấy ghép loại bỏ hoàn toàn căn bệnh.

Tiến sĩ Bharat giải thích: "Kỹ thuật này liên quan đến phẫu thuật bắc cầu toàn bộ tim và phổi, lấy ra cả hai lá phổi bị ung thư, làm sạch đường thở và khoang ngực để loại bỏ ung thư, sau đó đặt phổi mới vào”.

Ung thư phổi là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở Mỹ (120.000 ca mỗi năm). Ước tính có khoảng 240.000 trường hợp sẽ được phát hiện vào năm 2023.

Cũng theo Báo Thanh Niên, trước đó, việc cấy ghép phổi cho bệnh nhân ung thư là thay từng lá phổi một. Kỹ thuật này có nguy cơ tế bào ung thư sẽ di chuyển từ phổi cũ sang phổi mới nếu chỉ thay một lá phổi.

Ung thư phổi. Ảnh: Internet

Tiến sĩ Ankit Bharat, trưởng khoa phẫu thuật lồng ngực của Northwestern và các bác sĩ đã phát minh ra kỹ thuật mới để loại bỏ ung thư đồng thời giảm thiểu nguy cơ di căn, bằng cách cắt bỏ cả 2 lá phổi bị ung thư cùng một lúc rồi thay bằng những lá phổi khỏe mạnh.

Những bệnh nhân này có thể có hàng tỷ tế bào ung thư trong phổi, vì vậy chúng tôi phải cực kỳ tỉ mỉ để không để một tế bào nào tràn vào khoang ngực hay dòng máu của bệnh nhân. Bất kỳ tế bào ung thư nào tràn ra ngoài đều có thể trở thành ung thư mới ở những nơi khác trong cơ thể, tiến sĩ Ankit Bharat cho biết.

Chương trình Dream (chương trình thay cả 2 lá phổi của Northwestern) lên kế hoạch theo dõi 75 bệnh nhân ung thư đầu tiên được ghép phổi.

Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ sử dụng dữ liệu này để theo dõi tỷ lệ sống sót tổng thể, sống sót không mắc bệnh và tỷ lệ thải ghép. Chương trình này mang lại hy vọng cho những bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối.

Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng cho tất cả bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối, mà chỉ áp dụng cho những trường hợp ung thư đã di căn từ phổi này sang phổi kia nhưng chưa lan ra ngoài, theo Daily Mail.

 

 

Tiểu Ngọc (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe