Móng tay bị lõm có phải là dấu hiệu của bệnh lý hay không? Nguyên nhân gây ra lõm móng tay là gì? Bạn nên làm gì để điều trị và phòng ngừa móng tay bị lõm?
Móng tay bị lõm không chỉ đơn giản là vấn đề thẩm mỹ mà đôi khi nó còn là dấu hiệu của bệnh lý. Trong bài viết hôm nay hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây ra tình trạng móng tay bị lõm và cách điều trị.
Móng tay bị lõm có thể là kết quả của những lí do dưới đây:
Nếu không phải do những nguyên nhân trên thì lõm móng tay có thể là dấu hiệu của những căn bệnh sau đây:
Tình trạng móng tay bị lõm còn có thể do yếu tố di truyền hay do môi trường sống, do đặc thù môi trường công việc. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, có tới 47% người dân sống ở vùng núi cao mắc phải tình trạng lõm móng tay.
Đối với những người làm nghề thủ công hay thợ làm tóc cũng dễ xảy ra khả năng bị lõm móng tay. Nguyên nhân của vấn đề này là do những ngón tay của những người thợ thủ công thường xuyên dùng lực mạnh. Đối với những người thợ làm tóc, họ cũng luôn phải tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại.
Nguyên nhân thường gặp khi móng tay bị lõm là do thiếu chất sắt hay thiếu máu. Hai nguyên nhân này liên quan đến nhau vì sắt là chất tạo nên máu trong cơ thể, khi thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu.
Khi bị lõm móng tay, ngoài biểu hiện móng tay lõm xuống thì móng tay còn mỏng hơn, xuất hiện nhiều vết xước hay các vết nứt nhỏ.
Bên cạnh đó người bị lõm móng tay có dấu hiệu mệt mỏi, sắc da nhợt nhạt, có cảm giác khó thở và thậm chí là cảm giác sức khỏe suy yếu.
Khi thấy móng tay của mình bị lõm, việc đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra các triệu chứng khác trên cơ thể để có thể xác định được nguyên nhân chính xác.
Nếu như bạn không mắc bất kỳ căn bệnh gì và chế độ dinh dưỡng của bạn đầy đủ thì có lẽ nguyên nhân dẫn đến móng tay bạn bị lõm là do chấn thương, môi trường hay các yếu tố di truyền.
Nếu đó những nguyên nhân này thì bạn không cần lo ngại cho >sức khỏe của mình. Nếu không phải, bạn cần đi khám để xác định được căn bệnh mình mắc phải và có hướng điều trị kịp thời.
Đối với trường hợp bị lõm móng tay do thiếu chất, bạn nên bổ sung cho cơ thể nhóm thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, thịt heo, hải sản, gia cầm, các loại đậu hay trái cây sấy khô…
Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung vitamin cho cơ thể qua các loại thực phẩm hay viên vitamin. Cơ thể của bạn sẽ cần một thời gian nhất định để hấp thụ chất và lượng sắt mới trở lại mức ổn định. Đối với móng tay thì thời gian để khôi phục lại hình dáng ban đầu là khoảng 6 tháng.
>>> Xem thêm:
- Móng tay bị gợn sóng tiết lộ những điều gì về sức khỏe?
- Móng tay có sọc là dấu hiệu của bệnh gì?
Để phòng ngừa móng tay bị lõm trở lại bạn cần giữ cho móng tay luôn được sạch sẽ và cắt ngắn. Việc làm như vậy giúp bạn phòng ngừa những vấn đề thường gặp về móng tay. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý:
Trên đây là tổng hợp nguyên nhân, cách điều trị cũng như phòng chống móng tay bị lõm. Nếu bạn không chắc chắn về nguyên nhân bị lõm móng tay, bạn nên tìm đến cơ sở y tế để nhận được sự hỗ trợ của bác sĩ.