Nếu đêm nào bạn cũng tỉnh giấc vào một khung giờ giống hệt nhau, điều đó khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi, mất sức hoặc cơ quan nội tạng đang cố "thông báo" điều gì đó đến bạn.
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hồi phục >sức khỏe của con người sau một ngày dài làm việc. Một >giấc ngủ chất lượng thường kéo dài xuyên suốt từ tối hôm trước cho đến khi bình minh, trong quá trình ngủ không bị đánh thức bởi chứng rối loạn giấc ngủ, ác mộng hay tiểu đêm.
Hiện nay ngày càng có nhiều người mất ngủ hoặc dễ tỉnh giấc giữa đêm vì nhiều lý do. Việc tỉnh dậy 4-6 lần mỗi đêm là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu đêm nào bạn cũng tỉnh giấc vào một khung giờ giống hệt nhau, điều đó khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi, mất sức hoặc cơ quan nội tạng đang cố "thông báo" điều gì đó đến bạn.
Đặc biệt, nếu bạn thường xuyên tỉnh giấc lúc 3,4 giờ sáng thì coi chừng tim, phổi, thận đang "kêu cứu".
Thường xuyên tỉnh giấc vào 3-4 giờ sáng, coi chừng bệnh gì?
1. Bệnh phổi
Trong khoảng thời gian từ 3-5 giờ sáng, phổi đang thực hiện quá trình đào thải chất độc. Việc tỉnh dậy vào lúc 3h-5h sáng mỗi ngày kèm các triệu chứng như ho, hắt hơi, nghẹt mũi thì rất có thể phổi của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng.
Hãy đi gặp bác sĩ nếu tình trạng này diễn ra lâu dài vì có thể đây là dấu hiệu của sỏi ống mật trong gan, ung thư phổi, Polyp túi mật…
2. Bệnh tim
Theo Y học Trung Quốc, tim được coi là "quân vương" bởi sức khỏe của tim ảnh hưởng đến hoạt động của mọi cơ quan trong cơ thể. Khi tim gặp vấn đề, cơ thể sẽ ra những mệnh lệnh "hỗn loạn", tạo báo động giả để đánh thức não, đặc biệt là sẽ gây tỉnh giấc lúc 3,4 giờ sáng bởi đây là lúc cơ thể ngủ sâu nhất.
Trong lúc ngủ sâu, lưu lượng máu chậm lại và thậm chí nguồn cung cấp máu của tim không đủ. Nếu bạn luôn thức dậy thường xuyên vào lúc 3 hoặc 4 giờ sáng, thì rất có thể do thiếu máu cơ tim, do không cung cấp đủ máu cho cơ tim, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho não, khiến não ở trạng thái kích thích tim.
3. Bệnh thận
Tiểu đêm nhiều lần chính là một triệu chứng của bệnh thận, đồng thời nó cũng gây ra chứng mất ngủ. Nếu ngày nào bạn cũng thức dậy một cách tự nhiên từ 3h đến 4h sáng kèm triệu chứng phù ở chi dưới của mí mắt, hãy cẩn thận với bệnh thận.
Làm thế nào để cải thiện chất lượng giấc ngủ?
1. Tuân thủ chế độ sinh hoạt khoa học
Thức khuya phá hủy đồng hồ sinh học bên trong cơ thể, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn. Vậy nên, hãy cân bằng giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, tránh thức khuya, dậy muộn và luôn ngủ đủ 6-8 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra, tạo môi trường ngủ lý tưởng cũng rất quan trọng để khắc phục căn bệnh mất ngủ mãn tính. Hãy chọn không gian ngủ yên tĩnh, có hệ thống thông gió tốt, ít ánh sáng nhân tạo và ánh nắng mặt trời.
2. Giải tỏa stress
Áp lực trong công việc, học hành, cuộc sống gia đình… thường khiến con người dễ rơi vào tình trạng cáu gắt, tinh thần căng thẳng, từ đó dẫn đến mất ngủ mãn tính. Vậy nên, hãy học cách thư giãn và giải tỏa stress, thông qua thói quen hít thở sâu để thư giãn, lấy lại tinh thần thoải mái và lạc quan.
3. Ăn uống hợp lý
Bạn nên lựa chọn những món ăn nhạt, dễ tiêu hóa để nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện bệnh mất ngủ. Một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất cần tuân thủ theo 3 quy tắc dưới đây:
- Uống đủ nước: Thói quen uống đủ nước giúp ngăn ngừa chứng bệnh khó ngủ do nóng trong. Không nên uống nước trước khi ngủ 2 tiếng để tránh đi vệ sinh quá nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Tránh xa caffeine: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng caffeine và muối có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa, gây suy nhược cơ thể. Đặc biệt phụ nữ sau mãn kinh nên hạn chế đồ uống chứa nhiều caffein như cà phê, trà và coca, đặc biệt là không uống sau buổi trưa để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Bổ sung canxi: Thực phẩm giàu canxi làm giảm tình trạng loãng xương, làm dịu tâm trạng, giảm cảm giác lo lắng nên giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Canxi thường có nhiều trong các sản phẩm từ sữa ít béo, cá khô, các loại rau lá xanh đậm…
Tuy nhiên, dù đã thử tất cả những cách trên mà vẫn thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.