Những bộ phận của thịt heo được các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên dùng thường xuyên nhằm tăng cường cho sức khoẻ. Và các bác sĩ khuyến cáo có một bộ phận của lợn cực kỳ bẩn tuyệt đối không nên ăn, đó là bộ phận nào?

Diệc Vũ Phong (TH) 05:00 07/07/2024

Thịt heo được biết đến đóng vai trò khá quan trọng trong chế độ ăn uống thường ngày, Tuy nhiên, một số phần thịt heo sẽ mang lại những giá trị >dinh dưỡng cao và nếu ăn đúng cách sẽ đảm bảo >sức khỏe của người dùng.

Những phần thịt heo tốt cho sức khỏe

Thịt vai

Thịt vai thường bao gồm nạc kết hợp với lớp mỡ mỏng, hình dáng giống hoa mận nên thường được gọi là >thịt lợn hoa mận. Thịt vai mềm ngọt, không có mỡ béo, thích hợp để chế biến các món ăn đa dạng. Đặc biệt, hàm lượng dinh dưỡng cao trong thịt vai sẽ cung cấp protein, lipid, chất béo và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Ngoài ra, vitamin nhóm B trong thịt vai sẽ giúp cải thiện tập trung và vitamin A, D hỗ trợ bảo vệ sức khỏe mắt và xương.

Đuôi

Đuôi heo cũng là một trong những bộ phận hàm chứa lượng dinh dưỡng đáng giá. Theo một số nghiên cứu cho thấy, đuôi heo có tác dụng dưỡng huyết, hỗ trợ sức khoẻ của thận cùng một số bệnh liên quan.

Chưa kể, phần da trong đuôi heo có chứa nhiều collagen, elastin, keratin, albumin, globulin… Các chất này có khả năng tăng cường tính đàn hồi, chống lão hóa và bảo vệ làn da khỏi tác động của môi trường.

Thịt đùi trước

Thịt đùi trước của heo thường được xem như một trong những phần thịt ngon nhất. Thịt đùi trước này có độ mềm, hương vị thơm ngon và không bị chứa quá nhiều mỡ.

Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, thịt đùi trước cung cấp khá nhiều năng lượng cho cơ thể, cải thiện sức khỏe xương, da, tóc và móng thông qua cung cấp collagen và canxi. Thêm vào đó, thịt đùi trước sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, duy trì cơ thể khỏe mạnh.

Thịt dải

Thịt dải heo được mô tả như phần “ngon nhất, thơm nhất” của heo. Đây là phần thịt có độ mềm và ngon ngọt cũng như chứa nhiều protein, collagen, canxi và các chất dinh dưỡng khác. Thịt dải heo tăng cường cơ bắp, hệ miễn dịch và sức khỏe của xương.

Xương lưỡi liềm

Xương lưỡi liềm, dạng cong vát tương tự hình lưỡi liềm, là một phần thịt mang lại hương vị ngon khi chế biến món ăn. Xương lưỡi liềm có chứa nhiều collagen, canxi, protein và vitamin nhằm hỗ trợ sức khỏe của xương khớp và cơ bắp, cũng như giúp bảo vệ làn da đẹp cho phụ nữ.

Những bộ phận của lợn không nên ăn

Phổi lợn

Phổi lợn hay của bất kỳ loài động vật nào cũng là cơ quan nội tạng “bẩn” nhất. Phổi chứa vi khuẩn, bụi bẩn, các tạp chất mà cơ quan hô hấp đưa vào. Đây cũng là cơ quan dễ viêm nhiễm nhất. Đặc biệt, các chuyên gia thống kê động vật cũng có thể bị viêm phổi.

Thịt cổ lợn

Ngoài ra, cổ heo cũng có các hạch bạch huyết, một hệ thống của cơ thể có chức năng lọc và bẫy giữ các vi sinh vật lạ, tế bào viêm, độc chất, ăn thường xuyên có thể gây ra nhiều chứng bệnh.

“Thịt cổ lợn có hệ thống hạch phức tạp, khó loại bỏ hết hoàn toàn khi chế biến, cơ thể người sẽ tiếp nạp lượng lớn vi khuẩn và chất độc khi ăn, có thể dẫn đến ngộ độc hoặc nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm”, bác sĩ Hà phân tích.

Da lợn

Da lợn được chế biến thành những món ăn phổ biến và được nhiều người ưa thích, tuy nhiên nó chứa các protein khó tiêu (keratin, elastin,...) và nhiều cholesterol xấu gây ra bệnh tim mạch, đột quỵ, cao huyết áp và béo phì.

Ngoài ra, nếu không được cạo sạch lông và chế biến sạch sẽ, nang lông ở da lợn sẽ mang nhiều ký sinh trùng và độc tố gây bệnh cho cơ thể người. Ăn quá nhiều da lợn cũng sẽ gây tăng cân, tạo gánh nặng cho dạ dày và gây ra các triệu chứng tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy.

Tiết lợn

Tiết lợn là thức ăn nội tạng động vật rất phổ biến, giàu chất sắt. Ăn tiết lợn đúng cách có thể ngăn ngừa hiệu quả tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, nâng cao khả năng miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus, bổ khí và dưỡng huyết.

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên ăn quá nhiều tiết lợn cùng lúc. Cơ thể con người khó có thể hấp thụ nhiều sắt trong khoảng thời gian ngắn. Thậm chí, lượng sắt quá nhiều có thể dẫn tới ngộ độc. Nếu bị tình trạng này, bạn có thể nôn mửa, đau dạ dày và bị các phản ứng có hại cho sức khỏe.

Các chuyên gia khuyên, bạn chỉ nên ăn tiết lợn một lần một tuần hoặc 2-3 lần trong một tháng. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm tới việc bổ sung nhiều chất dinh dưỡng khác cho cơ thể.

Thêm vào đó, không phải tất cả mọi người đều thích hợp ăn món tiết lợn. Các trường hợp bị chảy máu đường ruột tốt nhất không nên ăn. Danh sách đối tượng cần tránh xa món ăn này còn có người có mỡ máu cao, huyết áp không ổn định, cholesterol cao.

Ruột (lòng) lợn

Ruột lợn cũng là một loại thực phẩm được nhiều người rất ưa thích, trong khi đó, đây là bộ phận sẽ bị nhiễm nhiều vi khuẩn. Nếu ăn thường xuyên dễ gây ra hàng loạt bệnh tật.

Ngoài ra, ruột lợn cũng chứa nhiều chất béo. Nếu ăn trong thời gian dài không chỉ gây béo phì mà còn gây ra hàng loạt bệnh mãn tính khác. Như vậy, để bảo vệ sức khỏe, bạn nên ăn những bộ phận này càng ít càng tốt nhé.

Diệc Vũ Phong (TH) | Theo Phụ nữ sức khỏe