Bệnh gout là một bệnh lý khớp viêm, do rối loạn chuyển hóa các nhân purin, có đặc điểm chính là tăng acid uric máu.
Bệnh gout là một dạng viêm khớp gây đau và khó chịu, thường ở ngón chân, mắt cá chân và đầu gối. Bệnh xảy ra khi cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric gây dư thừa, tạo thành các tinh thể lắng đọng trong tất cả các mô. Tuy nhiên, các tinh thể chủ yếu tích tụ trong và xung quanh khớp, gây kích ứng, viêm và khó chịu. Các tinh thể cũng có thể hình thành khối u xung quanh các khớp bị ảnh hưởng, được gọi là hạt tophi.
Hầu hết biểu hiện đợt cấp của bệnh thường kéo dài từ 3 -10 ngày. Một số trường hợp không có dấu hiệu ban đầu hoặc có những biển hiện nhẹ:
- Xuất hiện những cơn đau khớp dữ dội, khó chịu, nhất là vào ban đêm gây ảnh hưởng tới giấc ngủ;
- Tại các khớp có dấu hiệu sưng đỏ, viêm cảm giác nóng quanh khớp, chạm vào rất đau đớn;
Sốt nhẹ, ớn lạnh, ăn kém, >sức khỏe kém hơn. Nếu người bệnh không dùng thuốc hoặc điều trị sai cách sẽ khiến bệnh thành mạn tính và ngày càng nghiêm trọng hơn với các biểu hiện như:
- Tạo thành hạt tophi.
- Khớp bị tổn thương vĩnh viễn, dính khớp, biến dạng khớp và tàn phế.
- Gây sỏi thận, suy thận.
Chế độ ăn uống
Khác với các dạng viêm khớp khác, cơ chế phát triển bệnh gout là do sự bất thường trong chuyển hóa của cơ thể chứ không liên quan đến hệ thống miễn dịch. Cụ thể là tình trạng tăng axit uric máu có liên quan tới việc tiêu thụ các thực phẩm giàu purin.
Khi tiêu hóa purine, cơ thể sản sinh ra axit uric. Nếu tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu purin, axit uric dần tích tụ và hình thành các tinh thể cọ xát vào màng hoạt dịch gây sưng, đau và viêm nhiều. Do đó, thực phẩm giàu purin được coi là một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh gout bao gồm thịt nội tạng, thịt xông khói, thịt đỏ và một số loại hải sản. Bia rượu, đặc biệt là bia sản xuất từ nấm men có hàm lượng purine cực cao và một số đồ uống có hàm lượng fructose cao như nước ngọt, soda và nước uống trái cây có đường... cũng là đồ uống nên tránh để giảm nguy cơ bệnh gout.
Di truyền
Đây cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Các biến thể hoặc đột biến ở gen SLC2A9 và SLC22A12 có liên quan đến việc bài tiết axit uric qua nước tiểu, có thể dẫn đến tăng axit uric máu và dẫn đến bệnh gout. Những người bị rối loạn cân bằng giữa việc sản xuất và đào thải axit uric cũng có nguy cơ dẫn đến tăng axit uric máu. Các rối loạn di truyền khác liên quan đến bệnh gout bao gồm: không dung nạp fructose, hai hội chứng Kelley-Seegmiller và Lesh-Nyhan (có liên quan đến rối loạn kiểm soát nồng độ axit uric), bệnh thận nang tủy...
Các bệnh lý và sử dụng thuốc
Một số bệnh lý có thể gây ra bệnh gout, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chức năng thận hay thúc đẩy sản xuất axit uric. Các bệnh lý này bao gồm: bệnh thận mạn tính, suy tim sung huyết, bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, suy giáp, bệnh vảy nến, viêm khớp vảy nến... Các cơn gout cấp cũng có thể xảy ra bởi các chấn thương khớp, nhiễm trùng hay biến chứng phẫu thuật.
Một số loại thuốc có liên quan đến tăng axit uric máu do có tác dụng lợi tiểu hoặc suy giảm chức năng thận.
Uống nhiều nước
Khi bị bệnh gout, vị trí tổn thương bị sưng và viêm đáng kể. Một trong những cách để giảm các triệu chứng là uống nhiều nước hơn. Ngoài ra, nước cũng là chất bôi trơn giúp khớp hoạt động linh hoạt.
Người bệnh gout nên uống từ 2-2,5l nước/ngày với các loại nước như nước lọc, nước ép trái cây (táo, dứa, dưa chuột...) để tăng đào thảo axit uric qua nước tiểu. Tuy nhiên, người bệnh gout nên tránh uống rượu và tránh sử dụng nước ngọt do có chứa nhiều purin bên cạnh các chất có hại khác cho sức khỏe như cồn, men bia.
Lưu ý: Trường hợp bị suy tim sung huyết hoặc bệnh thận nên trao đổi với bác sĩ trước khi tăng lượng nước uống. Hơn nữa, người bệnh gout khi uống nước nên uống từng ngụm nhỏ, tránh uống nhiều nước một lúc hay uống nhiều nước trước và trong bữa ăn, nên uống nước ngay khi vừa thức dậy.
Chườm đá tại khớp bị tổn thương
Chườm lạnh là một trong những biện pháp hiệu quả giúp giảm đau do bệnh gout. Khi thực hiện phương pháp này, người bệnh cần chú ý không áp trực tiếp đá lạnh lên vị trí tổn thương mà cần bọc đá vào khăn hoặc cho vào túi chườm.
Thời gian chườm đá khoảng 20-30 phút mỗi lẫn nhưng và luôn di chuyển vị trí, tránh áp lạnh một chỗ quá lâu nhằm tránh bị tê cóng.
Gác cao chân, tay và các khớp bị ảnh hưởng
Bệnh gout có thể gây đau và sưng tấy, đặc biệt là ở bàn chân, bàn tay, đầu gối và mắt cá chân. Một cách để giảm sưng là gác cao các khớp bị ảnh hưởng một góc 30 độ nhằm đưa máu và chất lỏng di chuyển ra khỏi khớp và quay trở lại tim.