Tái nhiễm nCoV xảy ra khi một người nhiễm virus lần thứ hai, thứ ba hoặc nhiều hơn. Vậy tại sao, một người có thể bị mắc nhiều hơn 1 lần như thế?

H.A (t/h) 14:25 25/04/2023

Theo VnExpress, nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng hoặc nhập nhập viện của một người phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tuổi thọ (người lớn tuổi có nguy cơ cao nhất), tình trạng bệnh lý, lần cuối cùng mắc Covid-19.

"Điều quan trọng là mỗi cá nhân nên nhớ lần tiêm chủng hoặc mắc bệnh cuối cùng của mình. Khả năng miễn dịch bền vững kéo dài ít nhất 10 tháng. Như vậy, bạn sẽ biết được thời điểm mình dễ mắc bệnh.

Theo tiến sĩ Mike Sevilla, bác sĩ gia đình ở Ohio cũng cho hay, biến chủng có thể chỉ ra mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân. Vì vậy, triệu chứng tái nhiễm của từng người phụ thuộc vào việc họ nhiễm biến chủng nào, thời điểm nhiễm bệnh ra sao.

"Nó không liên quan đến việc họ đã nhiễm bệnh hai hay ba lần", ông nói.

Theo tiến sĩ Christopher Murray, giám đốc Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe, cần phân biệt miễn dịch Covid-19 thành hai loại: chống nhiễm bệnh và chống triệu chứng nặng. Từ khi Omicron xuất hiện, kháng thể chống nhiễm bệnh ở người giảm đáng kể.

Lần cuối bạn tiêm vắc xin là khi nào? Bạn nhiễm biến chủng gì? Ảnh: Internet

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, các triệu chứng trong quá trình tái mắc Covid-19 có thể ít nghiêm trọng hơn lần nhiễm bệnh đầu tiên. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa Mỹ, sau mỗi lần mắc Covid-19, nguy cơ phát triển các vấn đề >sức khỏe mạn tính, tổn thương nội tạng sẽ tăng lên. Tổn thương các cơ quan khác nhau là cách Covid-19 ảnh hưởng đến cơ thể người trong thời gian dài.

Theo tiến sĩ Sevilla, thế giới đang ở vị thế tốt hơn so với thời điểm đầu đại dịch. Trong giai đoạn mới, ông cho rằng trọng tâm chăm sóc nên là bệnh nhân lớn tuổi, nguy cơ cao, người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch và người từng điều trị ung thư. Tiến sĩ Murray nói người cao tuổi, không bệnh nền vẫn có nguy cơ chuyển nặng cao nếu không được tiêm mũi vaccine nhắc lại. Nhóm rủi ro cao khác là bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.

Sở Y tế khuyến cáo người dân đồng hành với nhà chức trách trong Chiến dịch bảo vệ người nguy cơ vừa được tái khởi động, duy trì biện pháp 2K. Ảnh: Internet

"Mọi người cần thay đổi suy nghĩ. Đừng cho rằng ''Tôi đã tiêm vaccine, tôi an toàn rồi' hay 'Tôi đã nhiễm bệnh, tôi an toàn rồi''. Quan trọng là hãy xem lần cuối cùng bạn tiêm chủng hay mắc bệnh là từ bao giờ", tiến sĩ Murray nói.

Theo Sở Y tế, việc phát hiện đồng loạt nhiều biến chủng phụ mới của Omicron đang thịnh hành trên thế giới có thể giải thích hiện tượng gia tăng đột ngột số ca mắc mới trong mấy ngày qua tại thành phố và ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Hiện nay, chưa có báo cáo từ các nước cho thấy mối liên quan giữa các biến chủng mới với tình trạng mắc Covid-19 nặng hơn. Tuy nhiên, Sở Y tế nhận định tình hình thực tế cho thấy số ca mắc mới tăng sẽ dẫn đến số ca nhập viện tăng. Hầu hết ca nhập viện đều là người thuộc nhóm nguy cơ (người cao tuổi, có bệnh nền, suy giảm hệ miễn dịch), trong đó có những người chưa tiêm đủ vaccine phòng Covid-19.

Trước diễn biến gia tăng ca mắc COVID-19, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở điều trị tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong bệnh viện, đặc biệt tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao (như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi,…), khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật…

Sở Y tế khuyến cáo người dân đồng hành với nhà chức trách trong Chiến dịch bảo vệ người nguy cơ vừa được tái khởi động, duy trì biện pháp 2K (khẩu trang, khử khuẩn) và tiêm vaccine để phòng chống Covid. Chiến dịch này nhằm rà soát, lập danh sách nhóm người nguy cơ cao nhiễm để theo dõi, tiêm vaccine mũi tăng cường, phát hiện sớm ca nhiễm, cách ly và điều trị kịp thời bằng thuốc kháng virus. Người mắc bệnh nền ngoài điều trị Covid sẽ có bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị bệnh nền phù hợp, hạn chế nguy cơ chuyển nặng và tử vong.

H.A (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe