Ổi là một loài cây quá quen thuộc trong đời sống chúng ta. Những lá ổi chữa bệnh gì thì không phải ai cũng rõ. Cùng tìm hiểu về công dụng tuyệt vời của lá ổi trong bài viết sau.
Ổi là một loại cây rất phổ biến ở Việt Nam, nhắc đến cây ổi, người ta thường nghĩ đến loại quả thơm ngon ăn kèm với muối ớt. Bên cạnh công dụng cung cấp trái cây cho bạn ăn, cây ổi còn là một loại dược liệu quý mà phổ biến, đặc biệt là lá ổi có công dụng rất tốt trong y học, có thể chữa được nhiều bệnh. Sau đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem lá ổi chữa bệnh gì và công dụng tuyệt vời mà lá ổi mang lại cho >đời sống chúng ta.
Chắc hẳn không còn ai xa lạ gì với hình ảnh cây ổi, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Cây ổi có nguồn gốc từ Trung Mỹ, Bắc Mỹ, Mexico,… thường cao trung bình 4 – 10m, thân nhẵn, vỏ mỏng, khi cây già vỏ thường bong ra. Hiện nay, ổi được bày bán nhiều trên thị trường nên không khó để tìm mua. Thông thường người ta hay sử dụng quả ổi để ăn, chứ ít khi dùng các bộ phận khác, nhưng trên thực tế thì hầu như bộ phận nào của ổi cũng có công dụng riêng, đặc biệt là lá ổi.
Lá ổi có dạng hình trái xoan, mọc đối nhau. Lá ổi có màu xanh, có nhiều gân lá, bề mặt thô ráp. Các nghiên cứu khoa học cho thấy lá ổi có nhiều chất có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và chất chống oxy hóa cũng như các tanin có lợi cho >sức khỏe như Berbagia, polyphenol, carotenoid, flavonoid…
Dân gian thường sử dụng lá ổi chữa bệnh tiểu đường, viêm đại tràng, đau răng do lá ổi có thể giúp giảm Cholesterol, hỗ trợ tiêu hóa, giảm ngứa, ngoài ra chữa bệnh trĩ bằng lá ổi cũng rất tốt.
Nước lá ổi chữa bệnh đại tràng
Sử dụng lá ổi để chữa trị viêm đại tràng hay dùng nước lá ổi chữa bệnh tiêu chảy là một trong những phương pháp chữa bệnh đã được biết đến từ lâu đời và được ứng dụng đến ngày nay nhờ tính hiệu quả của nó. Tuy nhiên cách này cũng chỉ dành cho những ai ở thể bệnh viêm đại tràng, tiêu chảy, đi lỏng chứ không dùng cho người táo bón.
Thông thường khi có triệu chứng viêm đại tràng như kiết lỵ, tiêu chảy cấp, người ta có thể ăn sống những lá ổi non hoặc đem lá ổi rửa sạch, phơi ráo nước rồi đem giã nát, lọc qua khăn ướt để lấy nước cốt uống.
Ngoài ra, người bị tiêu chảy, phân lỏng có thể rửa sạch lá ổi, đem phơi khô rồi bảo quản kín để dùng dần. Mỗi lần dùng tầm 10 – 12g lá ổi khô, đem sắc tầm 1 chén nước.
Nước lá ổi chữa bệnh tiểu đường
Các nghiên cứu cho thấy uống nước lá ổi giúp hỗ trợ giảm triệu chứng tiểu đường. Cụ thể lá ổi ngăn cản tác dụng của Enzyme Alpha – Glucosidase (Enzyme chuyển hóa thức ăn thành đường Glucose trong máu), nhờ đó làm giảm lượng đường trong máu.
Đây là phương pháp hoàn toàn từ thiên nhiên và chưa có nghiên cứu chỉ ra tác dụng phụ của nó. Tuy nhiên để an toàn, người bệnh nên kết hợp lối sống và chế độ ăn uống giảm cân lành mạnh, không tự ý bỏ thuốc uống. Người bệnh, đặc biệt là phụ nữ mang thai mắc tiểu đường cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nước lá ổi chữa bệnh.
Cách thực hiện: Chuẩn bị 4 – 5 lá ổi tươi, không quá già cũng không quá non, rửa sạch, cho vào nồi đun sôi trong 5 phút. Sau đó ta vớt lá ổi ra khỏi nước, uống nước lá ổi sau mỗi bữa ăn. Bên cạnh đó có thể nhai lá ổi sau khi đã rửa sạch.
Trong y học, lá ổi được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa trĩ, giúp săn se các niêm mạc, sáp trường, chỉ tả, sát trùng, đồng thời lá ổi giúp nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón (một trong những nguyên nhân gây trĩ) nhờ vào chất xơ có trong lá ổi.
Việc sử dụng nước lá ổi chữa trĩ là một trong những cách điều trị được nhiều người lựa chọn, nhờ tính hiệu quả và tiết kiệm, lại dễ tìm, dễ thực hiện của nó. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu bạn hai cách làm thuốc chữa trĩ từ lá ổi. Để mang lại hiệu quả cao nhất, bạn nên sử dụng kết hợp cả hai cách dưới đây.
Cách 1: Rửa hậu môn bằng nước lá ổi
Cách làm này sẽ giúp vệ sinh sạch sẽ phần hậu môn, loại bỏ các biến chứng nguy hiểm về sau. Nhưng xin lưu ý cách này chỉ nên áp dụng để hỗ trợ trong quá trình điều trị.
Cách làm: Cần chuẩn bị một nắm lá ổi non, tươi, mang rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn rồi đem đun thật kỹ cho đến khi nước sẫm như màu nước trà thì tắt bếp, để cho nước hơi nguội. Sau đó đổ nước lá ổi ra một chiếc thau rồi ngâm rửa hậu môn cho đến khi nước nguội hẳn. Cách làm này sẽ hiệu quả khi bạn thực hiện liên tục mỗi ngày trong một tháng.
Cách 2: Ép nước lá ổi non uống
Bạn chuẩn bị một nắm lá ổi non, rửa sạch rồi để ráo nước, cho lá ổi vào máy xay nhuyễn, cho thêm chút muối và nước để lấy phần nước cốt lá ổi. Cũng giống như cách một, bạn thực hiện đều đặn mỗi ngày trong khoảng một tháng thì sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Mong rằng, sau bài viết này bạn đã biết được lá ổi chữa bệnh gì cũng như đã trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về vai trò y học của vị thuốc dân gian này.