Đúng là như vậy, bệnh nhân hoàn toàn không có bất cứ triệu chứng gì trước khi đi khám nhưng nhận về kết quả mắc bệnh ung thư tuyến giáp. Lí do là vì sao vậy?
Triệu chứng của >ung thư tuyến giáp
Theo Báo Kinh tế đô thị, có đến 4 triệu chứng của ung thư tuyến giáp thường xuyên xuất hiện như sau đây:
Xuất hiện khối u ở cổ càng ngày càng lớn
Ung thư tuyến giáp thường không có triệu chứng rõ ràng ngay từ ban đầu khi bệnh mới xuất hiện. Vì vậy, người bệnh sẽ rất khó nhận biết.
Khi bệnh đã tiến triển thì bệnh nhân thường có xuất hiện một hoặc nhiều cục u ở cổ. Ở những bệnh nhân nặng thì khối u trên cổ sẽ rõ ràng, nhìn thấy bất đối xứng ở hai bên. Khối u sẽ to lên nhanh chóng, gây đau.
Nếu xảy ra hiện tượng này, cần đến bệnh viện để khám càng sớm càng tốt, tránh để tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Thay đổi giọng nói
Việc thay đổi giọng nói cũng là một dấu hiệu ung thư tuyến giáp điển hình. Khối u ác tính trong tuyến giáp phát triển sẽ chèn ép đến thanh quản và các dây thần kinh thanh quản. Các dây thần kinh này nằm ngay phía sau tuyến giáp, chịu trách nhiệm kiểm soát các cơ mở và dây thanh quản. Khi chúng bị chèn ép, giọng nói sẽ trở nên khàn đặc, khó nghe hơn. Một số trường hợp tổn thương từ tuyến giáp lan rộng ra thanh quản, ảnh hưởng đến hộp thanh âm.
Ho mãn tính
Ho là một triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh khác nhau. Khi thấy dấu hiệu ho, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến bệnh hô hấp, cảm cúm, cảm lạnh.... Tuy nhiên, một tỷ lệ không nhỏ người bệnh K giáp xuất hiện triệu chứng ho. Ho do ung thư tuyến giáp sẽ không lâu, không có triệu chứng sốt, không có đờm. Nếu tình trạng ho kéo dài mặc dù bạn đã uống thuốc điều trị mà không thuyên giảm, hãy nghĩ ngay đến bệnh ung thư tuyến giáp.
Khàn giọng, sưng và đau
Khi kích thước của khối u quá lớn sẽ gây chèn ép lên các bộ phận xung quanh, khi dây thanh quản bị chèn ép sẽ xuất hiện tình trạng khàn tiếng. Bệnh nhân nặng sẽ cảm thấy khó nuốt do sưng và đau. Bệnh nhân cũng có thể cảm thấy khó thở do đường thở gần với tuyến giáp.
Vì sao bạn không gặp triệu chứng gì trước khi đi khám?
Theo VietNamNet trước đó, bệnh nhân H.T.H (31 tuổi, trú tại TP Hạ Long, Quảng Ninh) tình cờ phát hiện u tuyến giáp thùy trái, kèm sinh thiết có tế bào ung thư. Trước đó, chị không có biểu hiện bệnh lý về tuyến giáp như đau, ho, khó thở, khàn tiếng, cảm giác nuốt vướng, sụt cân…
ThS.BS Trần Thái Sơn, Trưởng Khoa Ung bướu 2, Bệnh viện Bãi Cháy, thông tin ung thư tuyến giáp là căn bệnh phổ biến có tỷ lệ mắc cao tại Việt Nam. Đây là bệnh lý ác tính thường gặp nhất trong số các ung thư tuyến nội tiết.
Theo thông tin từ Bệnh viện K Trung ương, ở giai đoạn sớm, bệnh thường không gây ra triệu chứng. Loại ung thư này cũng không có bất cứ dấu hiệu đặc biệt, xét nghiệm hormone tuyến giáp vẫn trong giới hạn bình thường. Người bệnh có thể được chẩn đoán khi đi khám định kỳ. Ung thư tuyến giáp là bệnh có tiên lượng tốt và có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm.
Khi có triệu chứng, bệnh nhân sẽ sờ thấy một khối ở tuyến giáp, khàn tiếng, nuốt vướng khi u chèn ép vào thực quản, khó thở khi u xâm lấn vào khí quản, ở giai đoạn muộn hơn, có thể xuất hiện hạch cổ hoặc các triệu chứng của di căn xa như đau xương trong di căn xương... Khi có những triệu chứng này, người dân nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa để biết rõ bệnh tình hơn cả.
Cần làm gì phòng tránh ung thư tuyến giáp
Theo Báo Lao Động, ung thư tuyến giáp là căn bệnh thường gặp ở cả nam và nữ giới. Bạn có thể phòng tránh căn bệnh này bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh.
Chế độ ăn uống khoa học
Để phòng tránh nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp, nên duy trì chế độ >dinh dưỡng hợp lý, cung cấp các thực phẩm làm tăng sức đề kháng cho cơ thể như vitamin, chất xơ từ rau xanh, hoa quả tươi,….
Bên cạnh đó, không nên ăn những thực phẩm chế biến sẵn, bởi các thực phẩm này thường chứa chất bảo quản hoặc không đảm bảo vệ sinh,…Khi ăn chúng sẽ tạo điều kiện để virus, vi khuẩn xâm nhập trong cơ thể trong đó có tuyến giáp.
Đảm bảo đủ lượng i-ốt cho cơ thể
Tuyến giáp cần được cung cấp đủ lượng i-ốt cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định và tạo ra các kích thích tố. Thiếu i-ốt có thể gây ra bướu cổ, lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.
Ngoài muối bạn có thể bổ sung i-ốt thông qua các loại thực phẩm như cá, sò, ốc hoặc thực phẩm chức năng bổ sung i-ốt.
Kiểm tra tuyến giáp định kỳ
Thăm khám >sức khỏe định kỳ và theo dõi những thay đổi của cơ thể là cách tốt nhất để bạn kịp thời phòng tránh các bệnh về tuyến giáp. Bởi, ung thư tuyến giáp là căn bệnh phát triển tương đối chậm, thời gian ủ bệnh kéo dài, chỉ khi bệnh đã chuyển biến nặng mới có những triệu chứng rõ ràng.
Nhiều trường hợp ung thư tuyến giáp có thể sớm được phát hiện nhờ những tiến bộ trong y học như chụp X-quang, chụp MRI và CT để chẩn đoán bệnh.
Tránh tiếp xúc với môi trường phóng xạ
Theo nghiên cứu, tia bức xạ xâm nhập vào cơ thể có thể gây biến đổi gen, hình thành tế bào ung thư trong cơ thể. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến giáp.
Do đó, cần tránh sống và làm việc trong môi trường có tia bức xạ, như các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, nhà máy năng lượng hạt nhân... Trong trường hợp phải làm việc tại môi trường này, cần sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động đạt chuẩn.
Nếu phải chụp X-quang hoặc CT để điều trị bệnh nên cố gắng sử dụng liều lượng của bức phóng xạ thấp nhất có thể.
Ngoài ra, các dấu hiệu và triệu chứng khác của ung thư tuyến giáp bao gồm khàn tiếng, nuốt vướng khi u chèn ép vào thực quản, khó thở khi u xâm lấn vào khí quản. Ở giai đoạn muộn hơn, có thể xuất hiện hạch cổ hoặc các triệu chứng của di căn xa như đau xương trong di căn xương...
Những triệu chứng trên có thể là biểu hiện của nhiều bệnh khác mà không phải là ung thư tuyến giáp.