Rất nhiều người trong số chúng ta có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thận, căn bệnh còn có biểu hiện trẻ hóa và ở nhiều lứa tuổi. Hãy theo dõi các dấu hiệu này để phát hiện kịp thời bệnh tình.
Như chúng ta cũng đã biết, >bệnh thận được phát hiện với nhiều thể trạng như: sỏi thận, viêm cầu thận, bể thận cấp, ung thư thận hay suy thận với nhiều cấp độ nguy hiểm cho cơ thể.
Suy thận ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Bệnh này khó chữa dứt điểm, có thể khiến chúng ta đau đớn và khổ sở cả đời với việc chạy thận. Ngay cả ghép thận cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, tăng nguy cơ mắc bệnh khác.
Hiểu rõ hơn về suy thận
Người ta thường chia thành 2 nhóm bệnh theo thời gian mắc bệnh là suy thận cấp (tổn thương thận cấp) và suy thận mạn (bệnh thận mạn).
Suy thận cấp diễn ra trong vòng vài ngày và sau khi được điều trị thích hợp trong một vài tuần có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần chức năng thận.
Ngược lại, người mắc suy thận mạn sẽ phải trải qua quá trình tiến triển không phục hồi chức năng thận.
Đa phần các loại bệnh thận sẽ làm tổn thương các nephron (một đơn vị cấu trúc của thận) khiến thận không thể loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Thận cuối cùng có thể ngừng hoạt động hoàn toàn nếu không chữa trị, mất chức năng thận rất nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong.
Người ta phân thành 4 cấp độ khác nhau với những biến chứng gây ảnh hưởng trực tiếp tới >sức khỏe cũng như tính mạng người bệnh.
- Suy thận độ 1 là cấp độ nhẹ nhất trong 4 giai đoạn của bệnh, lúc này chức năng của thận bị suy giảm nhẹ. Triệu chứng suy thận độ 1 thường gặp gồm: chán ăn, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu, đau nhức hai bên lưng.
- Suy thận độ 2 người bệnh cần phải lọc cầu thận, mức độ lọc thận còn từ 60 - 89ml/phút. Ở giai đoạn này, nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. Khi lượng kali tăng cao gây ảnh hưởng tới hoạt động của tim mạch, tim có thể ngừng đập và dẫn tới tử vong bất cứ lúc nào.
- Suy thận độ 3 là giai đoạn thận bị tổn thương nghiêm trọng, mức độ lọc cầu thận giảm còn 10 - 15ml/giờ, chức năng thận suy giảm tới 80% và không thể duy trì hoạt động trao đổi chất như bình thường.
- Ở suy thận độ 4 thận bị tổn thương tới 90%, mức độ lọc cầu thần cũng giảm rất nhanh chỉ còn từ 15 tới 29ml/phút/1,73m2 do đó nguy cơ tử vong rất cao.
Sự nguy hiểm của căn bệnh còn cho thấy chúng ta mất rất nhiều thời gian, tiền bạc cùng những tổn thương phải gánh chịu trong suốt cuộc đời. Bác sĩ cho hay, càng phát hiện sớm, bạn càng có cơ hội phục hồi cao hơn. Hãy đi khám nếu có các dấu hiệu thường thấy trong nước tiểu như sau:
Nước tiểu có bọt
Nước tiểu có bọt thực sự là tình trạng nan giải bởi nó biểu hiện rất nhiều căn bệnh về thận. Nguy hiểm hơn chính là suy thận. Nếu tình trạng trong nước tiểu có nhiều bọt bóng nổi lên chỉ xuất hiện một hai lần thì đó có thể là do tác động cơ học hoặc chuyển hóa chất tạo nên. Tình trạng này nhanh chóng mất đi thì bạn có thể yên tâm. Tuy nhiên, trường hợp nước tiểu nổi bọt xuất hiện nhiều lần và kéo dài, bạn cần phải đi khám thận càng sớm càng tốt.
Lúc này, bệnh có thể gặp triệu chứng suy thận ở độ 3 với các biểu hiện như: Đau nhức cơ vùng mạn sườn, thắt lưng, người bệnh mệt mỏi, khó thở, mất ngủ, da xanh xao. Cơ thể bị tích nước khiến chân tay sưng phù. Lượng nước tiểu thay đổi thất thường: Đi tiểu nhiều lần, nước tiểu có bọt và đổi màu sang vàng đậm, nâu và đỏ do lẫn máu.
Ngoài ra, nước tiểu có bọt cũng có thể là do bệnh lý khác như tiểu đường, nhiễm trùng đường tiểu, huyết áp hoặc protein niệu quá cao.
Lượng nước tiểu giảm
Lượng nước tiểu 24 giờ của một người trưởng thành bình thường là 1000 - 2000ml. Nếu như bạn vẫn uống nước và chăm sóc cơ thể theo thói quen cũ nhưng lượng nước tiểu giảm đột ngột hoặc giảm trong nhiều ngày cần cảnh giác bệnh hệ tiết niệu, các căn bệnh về thận hay bệnh suy thận nghiêm trọng.
Suy thận thường có biểu hiện giảm lượng nước tiểu mà không có nguyên nhân rõ ràng trong giai đoạn đầu. Điều này thực sự có nghĩa là chức năng bài tiết của thận đã bị tổn thương và bạn cần khám sớm
Nước tiểu có máu
Nước tiểu có máu hoặc tiểu ra máu được chia thành tiểu ra máu thật và tiểu ra máu giả. Nếu tiểu máu thật bạn có thể quan sát bằng mắt thường, tuy nhiên, những trường hợp bạn cũng cần theo dõi bằng kính hiển vi và các cách riêng của y khoa. Trong khi đó, dấu hiệu tiểu có máu vô cùng nguy cấp. Khi các tế bào máu này có thể bị thất thoát vào trong nước tiểu, chức năng thận suy yếu sẽ làm các chất thải và lượng chất độc đọng lại trong máu, gây hại cho cơ thể. Đồng thời, máu đúng ra phải được lọc giữ lại thì có một số tế bào bị rò rỉ ra ngoài, dẫn đến đi tiểu ra máu.
Bệnh nhân suy thận mãn tính do bệnh thận đa nang, việc vỡ nang thường khiến hồng cầu đi vào ống thận thông qua chức năng lọc của cầu thận. Hồng cầu trong ống thận bị vỡ ra gây ra một lượng lớn huyết sắc tố đi vào nước tiểu khiến bệnh nhân tiểu ra chất lỏng đỏ như máu kèm cảm giác đau buốt, khó chịu.
Các biểu hiện của bệnh suy thận khác
Ngoài 3 triệu chứng điển hình trên, suy thận còn gây tiểu đêm nhiều hơn, ngáy to và kéo dài, khó thở, đau lưng, bị hôi miệng. Hoặc những triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, phù nề, suy nhược cơ thể, da phát ban và ngứa ngáy… Bạn hãy xem xét kĩ hơn:
Phương pháp phòng ngừa bệnh suy thận
Để phòng ngừa bệnh suy thận hãy áp dụng những phương pháp sau:
Thay đổi lối sống: Giữ huyết áp đúng chỉ định bác sĩ đặt ra. Đối với hầu hết mọi người, mục tiêu huyết áp thường là dưới 140/90 mm Hg;
Kiểm soát nồng độ đường và cholesterol trong máu; Tập thể dục hằng ngày, duy trì cân nặng lý tưởng;
Không hút thuốc lá
Thay đổi chế độ ăn uống:
Uống đủ 1,5 – 2 lít nước trong một ngày, uống nhiều hơn trong những ngày nóng hoặc vận động ra nhiều mồ hôi; Thực hiện chế độ ăn giảm muối, giảm đạm, giảm dầu mỡ…