Người đàn ông tên N.V.L (61 tuổi, ngụ Đồng Nai) gần đây xuất hiện dấu hiệu vàng da, vàng mắt, đau bụng từng cơn nên quyết định đến sở y tế thăm khám, phát hiện ''sinh vật'' lạ bên trong cơ thể.
Dẫn nguồn tin từ báo Thanh Niên, vào ngày 6/6, BS.CKII Trương Ngọc Nhã, Trưởng khoa Nội soi Hệ thống Xuyên Á, cho biết qua thăm khám và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cận lâm sàng, chụp MSCT bụng để đánh giá, bác sĩ kết luận bệnh nhân bị viêm túi mật, nhiễm trùng đường mật do sỏi ống mật chủ.
Sau khi tiến hành hội chẩn cùng các chuyên khoa liên quan, hướng điều trị được đưa ra là thực hiện can thiệp qua nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) lấy sỏi ở ống mật.
Bác sĩ đã dùng dụng cụ lấy sán trong ống mật chủ, đồng thời chuyển mẫu sán xuống phòng xét nghiệm. Bệnh nhân được chỉ định tiếp tục điều trị bệnh lý sán lá gan tại bệnh viện trong thời gian tới.
Bệnh sán lá gan tuy dễ mắc nhưng có thể phòng ngừa được. Để phòng chống bệnh sán lá gan ở người, mỗi cá nhân cần đảm bảo vệ sinh ăn uống và xử lý tốt nguồn chất thải:
Để phòng chống bệnh trong cộng đồng, các cơ quan quản lý cần tăng cường tuyên truyền về tác hại của của bệnh sán lá gan ở người. Thực hiện kiểm dịch biên giới chặt chẽ nguồn trâu, bò nhập khẩu từ vùng có dịch. Nếu có dịch xảy ra, phải khoanh vùng dập dịch, đưa người bệnh đến cơ sở y tế để điều trị.
Việc điều trị bệnh sán lá gan ở người giai đoạn sớm có nhiều thuận lợi, người bệnh thường đáp ứng tốt với thuốc điều trị và được chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị càng muộn, các tổn thương cơ quan trong cơ thể càng trầm trọng.