Để đảm bảo chức năng thận luôn ổn định, chúng ta nên theo dõi sức khỏe của thận mọi lúc, nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu đặc biệt nào cần thăm khám bác sĩ để phòng ngừa nguy cơ ung thư thận có cơ hội phát triển.
Chúng ta thường dành nhiều thời gian để chăm sóc dạ dày, tim, phổi... mà quên mất rằng còn có một cơ quan vô cùng quan trọng đó chính là thận.
Theo Đông y, thận được xem như gốc rễ của hoạt động sống và nền móng của sự di truyền. Nó vừa thực hiện chức năng sinh dục, tiết niệu, nội tiết, xương cốt, huyết dịch cho đến công năng của hệ thống thần kinh. Đồng thời, thận cũng liên quan mật thiết với các tạng phủ khác nên chỉ khi thận khỏe mạnh thì chức năng sinh lý của cơ thể mới có thể hoạt động trơn tru.
Để đảm bảo chức năng thận luôn ổn định, chúng ta nên theo dõi >sức khỏe của thận mọi lúc, nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu đặc biệt nào cần thăm khám bác sĩ để phòng ngừa nguy cơ ung thư thận có cơ hội phát triển.
Theo y học Trung Quốc, khi thận của bạn "kêu cứu", sẽ có 3 bộ phận "bốc mùi" rõ rệt, đó là:
1. Nước tiểu bốc mùi
Chức năng chính của thận là lọc máu và các chất thải. Thận sẽ lọc các chất thải, chỉ giữ lại protein và các tế bào máu. Các chất thải được tiết ra, vào dịch lọc để hình thành nước tiểu. Chính vì vậy, nước tiểu có thể yếu tố miêu tả chức năng thận chính xác nhất.
Khi thận bị rối loạn chức năng, những loại chất không có lợi cho cơ thể sẽ không được đào thải hoàn toàn, lúc này nước tiểu phát ra mùi "đặc biệt". Nếu là người có sức khỏe tốt, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt, mùi rất nhẹ. Nhưng nếu như màu nước tiểu đậm, mùi nặng thì hãy cẩn thận.
Bên cạnh đó, nếu bạn thường xuyên tiểu đêm, thấy nước tiểu có bọt, có máu... thì càng cần đi khám gấp để kiểm tra chức năng thận.
2. Miệng có mùi lạ
Hơi thở bốc mùi không chỉ là dấu hiệu của đường ruột, bệnh nha chu... mà còn có thể cảnh báo các vấn đề về thận. Khi thận suy yếu, các chất độc sẽ không thể được bài tiết hoàn toàn qua nước tiểu, chính vì thế nó có thể thoát ra ngoài qua hơi thở, mùi lúc này sẽ tương tự như trứng thối.
Đương nhiên, vẫn có thể xảy ra những lý do khác khiến bạn bị hôi miệng vì vậy bạn nên đi khám sức khỏe để có câu trả lời.
3. Hôi chân
Mùi hôi chân không chỉ xuất hiện do vận động nhiều mà còn có thể bắt nguồn từ khả năng bài tiết không tốt của thận. Khi thận bị rối loạn chức năng, độc tố càng tích tụ nhiều trong cơ thể do không được bài tiết hoàn toàn qua nước tiểu. Lúc này, mùi mồ hôi ở nách, đặc biệt là hôi chân càng trở nên "bốc mùi" khó chịu hơn.