Người có sức khỏe tốt, phổi khỏe mạnh thường có sắc mặt đỏ hồng, nước da đẹp. Ngược lại, có thể là dấu hiệu của sự suy giảm chức năng phổi.
Sắc da chuyển sang màu ngăm đen cảnh báo >bệnh phổi tấn công
Theo NCBI, khi da chuyển sang sắc màu lạ, hãy cẩn thận vì có thể bạn đã bị bệnh phổi hoặc bệnh đường hô hấp nói chung. Đó là màu da ngăm đen, thiếu sức sống, bị xám xịt, xỉn màu.
Người có >sức khỏe tốt, phổi khỏe mạnh thường có sắc mặt đỏ hồng, nước da đẹp. Ngược lại người có nước da ngăm đen, vàng vọt thường có sức khỏe kém. Đặc biệt là làn da sẫm màu có thể là dấu hiệu của sự suy giảm chức năng phổi.
Tất nhiên, tình trạng da như vậy cũng có thể là do bạn bị bệnh gan. Nhưng, khi cơ thể mắc bệnh đường hô hấp, làn da cũng chuyển sang sắc màu rất đặc trưng này. Bởi, phổi thực hiện chức năng hô hấp. Khi chức năng không đảm bảo, da dẻ sẽ ngay lập tức là tấm gương phản chiếu độ yếu ớt, thiếu sức sống.
Muốn nhận biết mình có nguy cơ mắc bệnh phổi hay không, có lẽ bạn cần quan sát cẩn trọng hơn làn da trước gương mỗi sáng. Đặc biệt, trong thời tiết mùa lạnh kéo dài, dịch Covid-19 ngày càng gia tăng số ca mắc, việc nhận biết sớm để thăm khám và điều trị kịp thời càng có ý nghĩa quan trọng.
Với những người đang sống chung với dịch bệnh trong thời tiết lạnh lẽo hiện nay, cũng cần có những biện pháp rèn luyện sức khỏe, bảo vệ phổi đúng cách.
7 giải pháp bảo vệ sức khỏe phổi trong mùa đông khi dịch bệnh chưa giảm
Bộ Y tế liên tục khuyến cáo người dân thực hiện các cách chăm sóc, bảo vệ phổi giúp phổi luôn khỏe mạnh, phòng bệnh tật. Cụ thể như sau:
1. Không hút thuốc, tránh xa khói thuốc và các chất kích thích khác
Trong khói thuốc, ngoài nicotin gây ung thư phổi, còn có khoảng 17 loại hóa chất độc hại khác gây bệnh cho đường hô hấp và cơ thể. Muốn phổi luôn khỏe mạnh nhất định phải tránh xa.
2. Đeo khẩu trang
Không khí ngày càng ô nhiễm và tình trạng thêm nặng nề hơn vào mùa đông. Chưa kể dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp diễn. Chừng đó lý do khiến mỗi người không thể không đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tại nơi làm việc, chốn công cộng...
3. Tập thể dục cho phổi
Chịu khó tập hít thở sâu mỗi ngày sẽ giúp bạn tống hết các khí tồn dư trong hai lá phổi, giúp phổi khỏe. Bạn cần chú ý ngồi lưng thẳng, hít thở với tần số đều đặn, tập trung suy nghĩ vào hơi thở để đạt hiệu quả tối đa.
4. Giữ ấm và chăm sóc các cơ hô hấp
Lồng ngực cần được giữ ấm sẽ giúp bạn tránh các luồng không khí lạnh, khô đi vào cơ thể, gây tổn thương phổi. Bạn cũng nên xoa bóp lồng ngực kết hợp hít thở sâu để các cơ hô hấp được chăm sóc tốt nhất.
5. Rèn luyện thể dục thể thao
Bạn có thể tăng cường vận động kết hợp với hơi thở một cách nhịp nhàng và hợp lý. Bạn có thể tìm đến các bài tập yoga, đi bộ nhanh, chạy bộ, chơi các môn thể thao phù hợp với thể trạng, sức khỏe của mình.
6. Chế độ ăn lành mạnh, giàu chất chống oxy hóa
Ăn đủ >dinh dưỡng với các nhóm tinh bột, chất béo, chất đạm, các vitamin và khoáng chất, cung cấp vừa đủ cho cơ thể, không nên thừa hoặc thiếu để có cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, phổi ít bị tổn thương.
7. Phải kiểm tra sức khỏe định kỳ
Chú ý phát hiện các dấu hiệu của bệnh phổi từ rất sớm. Nếu phát hiện các bệnh lý về đường hô hấp cũng như các bệnh lý ở cơ quan khác thì phải đi thăm khám và tiến hành điều trị ngay.