Quả hồng là một trong những loại thực phẩm được chỉ ra có chứa nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Dẫu vậy, một số nhóm đối tượng không thích hợp sử dụng loại trái cây này.
Theo các nghiên cứu, hồng chứa lượng vitamin C, chất xơ, vitamin A, các chất chống oxy hóa như beta-carotene, lutein, lycopene và cryptoxanthins, canxi, kali hay vitamin B9 được chỉ ra rất dồi dào trong những quả hồng.
Loại quả này cũng giàu glucose, fructose, sucrose, protein. Với hàm lượng vitamin C cao, quả hồng đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu hàng ngày. Do đó, nó mang đến rất nhiều lợi ích cho >sức khỏe.
Hồng cũng rất bổ ích ở cả dưới dạng tươi và sấy khô. Hồng sấy khô có vị giống với nho khô. Tất cả các loại hồng đều thích hợp để sấy khô, nhưng loại không hột là tốt nhất.
Các lợi ích khi ăn hồng có thể được liệt kê ra như:
- Tăng cường hệ miễn dịch, chống lại vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
- Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Phòng chống ung thư
- Giảm cao huyết áp
- Cải thiện tình trạng máu lưu thông
- Hỗ trợ sức khỏe mắt
- Giảm cholesterol
- Chống lão hóa hiệu quả
Những nhóm người không thích hợp ăn quả hồng
Mặc dù rất có lợi, tuy nhiên, quả hồng được chỉ ra kiêng kỵ với một số người:
Người bị đau dạ dày, trĩ
Chất tannin trong các quả hồng, đặc biệt hồng chưa chín có thể ảnh hưởng đến niêm mạc ruột, nhu động ruột dễ khiến cơ thể khó tiêu, đầy bụng, thậm chí gây ra buồn nôn, nôn mửa… Nếu vô tình ăn nhiều hồng cùng một lúc sẽ bị vón lại, tạo thành khối bã ở khu vực ruột non, dễ dẫn đến tắc ruột.
Thậm chí nếu thường xuyên ăn với liều lượng cao sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư cổ họng hoặc mũi. Những người đang có vấn đề về dạ dày, gan, thận, mắc bệnh trĩ ăn hồng giòn dẫn đến tình trạng khó tiêu hóa, khiến bệnh nặng thêm.
Do đó, khi ăn hồng nên nhai kỹ để dễ tiêu hóa, tốt nhất nên lựa những quả chín, vị ngọt, không ăn nếu thấy quả có vị chát.
Người bị đường huyết
Với quả hồng chín, lượng đường trở nên cao hơn và khiến insulin tăng khó kiểm soát. Các chứng bệnh liên quan đến căn bệnh này đều dễ phát sinh khi ăn hồng quá nhiều. Do đó, quả hồng không thích hợp cho nhóm người mắc bệnh tiểu đường và được khuyên nên tránh để bảo vệ sức khỏe.
Người bị đói
Ăn hồng lúc bụng đói dễ sinh thành sỏi. Do lúc bụng đói, chất tannin và pectin trong quả hồng khi ở môi trường a-xít của dạ dày sẽ kết tụ lại, các khối kết tụ này khi không xuống được ruột non sẽ lưu lại trong dạ dày.
Theo Dược sĩ >dinh dưỡng Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y dược TP HCM chia sẻ với báo VnExpress, nên dùng khoảng một giờ sau ăn. Ngâm rửa thật sạch và gọt vỏ trước khi ăn, nhất là vỏ trái hồng còn xanh để tránh các loại hóa chất bảo quản và hạn chế chất tanin.
Người uống rượu, bia
Hồng có tính hàn, được chỉ ra ‘đại kỵ’ với nhóm người uống bia, rượu thường xuyên. Đặc biệt khi vừa uống rượu xong, bạn không nên ăn hồng. Vị cay hơi đắng, tính nóng có độc của rượu ngay lập tức phản ứng với dạ dày, chất tanin sẽ tạo thành một chất sền sêt, dính nhầy, dễ kết hợp với cellulose tạo thành cục máu đông, lâu ngày sẽ gây tắc ruột.
Ngoài ra, tanin còn gây cản trở sự hấp thụ của chất sắt từ các loại rau trong các bữa ăn. Do đó, nên ăn hồng sau bữa ăn.
Bạn cũng không nên ăn hồng với khoai lang, thịt ngỗng, canh cua, các loại hải sản bởi chúng có các chất kỵ nhau, tanin trong quả hồng dễ kết tủa với các loại protein, tinh bột từ khoai lang cũng dễ sản sinh ra một lượng lớn acid dạ dày.
Gọt sạch vỏ hồng khi ăn, tránh ăn vỏ ngoài. Khi ăn bạn nhai thật kĩ, với người già và trẻ nhỏ, nên đổi sang ăn trái hồng đã chín mềm hoặc trái hồng sấy khô (hồng mứt) để tránh bị nghẹn.