Đi bộ ảnh hưởng đến nhiều hệ thống, cơ quan trong cơ thể nhưng nhiều người vẫn chưa biết cách đi bộ sao cho đúng.
Tư thế đi, đứng có thể phản ánh tình trạng >sức khỏe của mỗi người. Đó chính là những dấu hiệu đầu tiên, cảnh báo về nguy cơ bệnh tật. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được mình đang đi sai tư thế khiến dấu hiệu bệnh càng trầm trọng thêm.
Do đó, mỗi người cần kịp thời phát hiện nguy cơ sức khỏe và điều chỉnh dáng đi từ sớm để tránh ảnh hưởng tới thể chất lâu dài.
4 tư thế sai lầm khi đi đứng cảnh báo bệnh tật
Đi nhón chân
Một số người đi kiễng chân, gót chân không chạm đất giống như trong múa ballet. Đi bộ bằng mũi chân có thể dẫn đến đau ở hông, đầu gối và mắt cá chân vì mũi chân phải chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Ngoài ra, đi kiễng chân có thể dẫn đến các vấn đề với gân và bắp chân do các bộ phận này bị căng thẳng liên tục.
Đối với trẻ nhỏ, khi bắt đầu tập đi, trẻ có thể tạm thời xuất hiện dáng đi nhón gót, điều này là hoàn toàn bình thường. Song, nếu sau 2 tuổi, trẻ vẫn tiếp tục đi với tư thế này thì bố mẹ cần đặc biệt chú ý đưa trẻ đi kiểm tra vì đó là dấu hiệu có thể mắc bệnh bại não, tự ký.
Ngoài thói quen, căng cơ tam đầu, co rút gân Achilles, đều có thể gây ra dáng đi bất thường kiểu này. Gặp tình trạng này, người bệnh sẽ phải phẫu thuật dây chằng Achilles kéo dài, cải thiện gân co cứng, đồng thời không ngừng phục hồi chức năng sau phẫu thuật để duy trì hiệu quả điều trị, ngăn ngừa gân co rút lại.
Dáng đi như cái kìm lớn
Đây là dáng đi mà hai chân hướng vào trong, giống như cái kìm lớn, bắp chân không thể duỗi thẳng mà cong ra ngoài, các ngón chân hướng vào trong.
Ban đầu, dáng đi này hình thành do sự co cứng gân gót khiến bàn chân và bắp chân không hướng thẳng. Tuy nhiên khi trở thành thói quen, lối đi này có thể ảnh hưởng đến xương khớp, tổn thương dây thần kinh. Dáng đi này cũng là dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm khớp dạng thấp.
Ngoài ra, đột quỵ, tổn thương dây thần kinh ngoại biên, thoát vị đĩa đệm có thể gây ra tình trạng bước đi hướng vào trong.
Bước đi hình cái kéo
Những người có dáng đi hình cái kéo thường có xu hướng hai đùi khép chặt khi di chuyển, chân bắt chéo nhau. Dáng đi này dễ dẫn đến tình trạng bị vấp chân, té ngã.
Lòng bàn chân chạm đất trước
Tư thế >đi bộ chuẩn nhất là đặt gót chân xuống trước sau đó mới đến lòng bàn chân và mũi chân. Tuy nhiên, nếu phát hiện lòng bàn chân chạm đất trước, chứng tỏ khả năng điều khiển cơ bắp yếu, có khả năng là do dây thần kinh bị chèn ép, thoát vị đĩa đệm thắt lưng dẫn đến suy giảm chức năng cơ và thần kinh.
Đi bộ thế nào cho đúng tư thế, nhận được nhiều lợi ích sức khỏe?
Tư thế đi bộ đúng có thể rèn luyện các cơ cốt lõi, cải thiện chức năng khớp, tránh đau nhức cơ, giảm mệt mỏi về thể chất và làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Gót chân chạm đất trước
Khi bước đi, gót chân phải chạm đất trước, trọng tâm cơ thể dồn xuống gót chân, sau đó cảm nhận trọng tâm cơ thể "cuộn" từ gót chân đến mũi chân.
Ngẩng đầu khi đi bộ
Khi đi phải ngẩng đầu, cằm hướng về phía trước, nhìn về phía trước, vai đưa ra sau, không gồng vai, giữ thẳng thân trên, không chúi về phía trước hoặc phía sau.
Cánh tay vung tự nhiên
Khi đi bộ, hai cánh tay cũng nên đung đưa qua lại một cách tự nhiên theo bước chân, khuỷu tay ở tư thế hơi cong.
Mũi chân hướng thẳng về phía trước
Khi đi, hãy bước về phía trước một cách vững chắc và tự nhiên, mũi chân hướng về phía trước. Tốc độ đi bộ của mỗi người khác nhau, ngoài nhu cầu tập thể dục, 80 mét mỗi phút là phù hợp.