Một người phụ nữ 37 tuổi, hiếm muộn nhiều năm dù đã chữa bằng nhiều cách nhưng vẫn không có kết quả. Sau khi nhập viện trong tình trạng khó thở chị biết mình mang thai.

Yến Nhi ( TH ) 12:37 24/06/2023

Theo thông tin từ báo Người Lao Động, ngày 24/6, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM) cho biết các bác sĩ tại đây vừa điều trị, cứu sống 2 mẹ con chị T.T.D (37 tuổi, ngụ TP HCM). 

Chị D. vốn >hiếm muộn nhưng khi có thai thì bị tăng huyết áp ác tính, phù phổi cấp, tổn thương gan, thận, tim cấp. 

Trước đó, chị D. lập gia đình hơn 10 năm, từng điều trị hiếm muộn nhưng chưa có thai. Từ tháng 4/2023, chị cảm nhận phù mặt, phù tay - chân tăng dần, phù toàn thân, công việc thường ngày dần trở nên quá sức. 

Sau đó, chị D. nhập viện tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định trong tình trạng khó thở, phải ngồi để thở suốt đêm.  

Chị D. đã sinh bé gái khỏe mạnh và hiện được điều trị tích cực tại Khoa Nội tim mạch - Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM). Ảnh: Người Lao Động 

Các bác sĩ phát hiện chị D. mang thai khoảng 25 tuần kèm tăng huyết áp ác tính, phù phổi cấp, tổn thương đa cơ quan (tổn thương gan cấp, tổn thương thận cấp, tổn thương cơ tim cấp).

Nhận định đây là một trường hợp thai kỳ nguy cơ rất cao cho cả mẹ và bé, bệnh viện đã tổ chức hội chẩn khẩn cấp gồm các bác sĩ chuyên gia tim mạch, thận học, hồi sức cấp cứu, thận nhân tạo, sản khoa để đưa ra hướng xử trí tối ưu. 

Với hoàn cảnh gia đình đặc biệt, đây là con quý sau nhiều năm chờ đợi mòn mỏi của vợ chồng chị D. nên các bác sĩ đã nỗ lực ổn định >sức khỏe cho mẹ, duy trì sự phát triển thai nhi từ tuần thứ 25 đến tuần thứ 32 của thai kỳ.

Bé gái chào đời khỏe mạnh, dự kiến sẽ được xuất viện trong vài ngày tới. Ảnh: Bệnh viện cung cấp - Ảnh: Người Lao Động 

ThS-BS Giang Minh Nhật, Trưởng Đơn vị Hồi sức tim mạch - Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Nhân dân Gia Định, cho biết cứu sống mẹ con chị D. là thách lớn, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều khoa với các kỹ thuật chuyên sâu nhằm kiểm soát toàn diện các nguy cơ và biến cố bất lợi trong thai kỳ.

Hiếm muộn là gì? 

Vô sinh hiếm muộn theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là tình trạng một cặp vợ chồng chung sống, có quan hệ tình dục thường xuyên không sử dụng biện pháp tránh thai nào nhưng sau 1 năm (với người vợ dưới 35 tuổi) và sau 6 tháng (với người vợ trên 35 tuổi) mà vẫn chưa có thai một cách tự nhiên. 

Nguyên nhân gây hiếm muộn là gì? 

Có 40% nguyên nhân vô sinh hiếm muộn đến từ nam giới, 40% đến từ nữ giới và 20% còn lại đến từ cả hai phía hoặc không rõ nguyên nhân.  

40% nguyên nhân vô sinh hiếm muộn đến từ nam giới, 40% đến từ nữ giới và 20% còn lại đến từ cả hai phía hoặc không rõ nguyên nhân - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân vô sinh hiếm muộn ở nam giới bao gồm:

- Bất thường về tinh trùng: tinh trùng yếu, ít, không di động, dị dạng nhiều đều ảnh hưởng đến khả năng mang thai tự nhiên.

- Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản: giãn tĩnh mạch thừng tinh, teo tinh hoàn, tinh hoàn ẩn, có u bướu, viêm đường tiết niệu, ung thư, xuất tinh ngược dòng, bệnh celiac, có kháng thể kháng tinh trùng…

- Tiền sử từng phẫu thuật như thắt ống dẫn tinh, phẫu thuật ở vùng bẹn bìu…

- Làm việc ở môi trường tiếp xúc với hóa chất, chất phóng xạ, điện từ, nơi có nhiệt độ cao…

- Lối sống thường hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích, chất cấm và đồ ăn nhanh… 

- Các bệnh lý ở tử cung như: viêm nội mạc tử cung mãn tính, tử cung có vách ngăn, có lạc nội mạc, u xơ tử cung, polyp tử cung, tử cung dị dạng, niêm mạc tử cung mỏng…

- Suy buồng trứng sớm;

- Bất thường ở vòi tử cung như ứ dịch, viêm, chít hẹp, từng làm phẫu thuật cắt 2 vòi tử cung;

- Viêm vùng chậu, nhiễm nấm chlamydia, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai…

- Có tình trạng tăng prolactin máu.

 

Yến Nhi ( TH ) | Theo Phụ nữ sức khỏe