Nhiều người gặp phải tình trạng hay chảy máu chân răng không hiểu nguyên do xuất phát từ đâu. Vậy đây có phải là dấu hiệu của căn bệnh nào đó hay không? Và cách điều trị như thế nào?
Hay chảy máu chân răng là một tình trạng không hiếm gặp hiện nay. Chảy máu gây ra tổn thương các mô mềm quanh chân răng khiến người bệnh khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hằng ngày.
Tuy nhiên khi tình trạng này qua đi mọi người lại thường lãng quên mà không biết rằng đây là một dấu hiệu cảnh báo về một bệnh lý nào đó.
Chính vì thế hiểu rõ về chảy máu chân răng là một điều quan trọng để bảo vệ sức khoẻ.
Khi tình trạng chảy máu chân răng xảy ra, xung quanh chân răng sẽ xuất hiện một lượng máu nhỏ chảy ra liên tục.
Việc chảy máu chân răng sẽ khiến những vùng xung quanh răng như lợi, nướu, xương dây chằng và ổ răng bị tổn thương do các mạch máu bị vỡ ra. Tình trạng này có thể tự hết sau một thời gian và thường xuyên lặp lại.
Tại sao lại chảy máu chân răng? Chảy máu chân răng không tự nhiên xảy ra mà có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
Đây là dấu hiệu đồng nghĩa với việc rất có thể bạn đang mắc phải những bệnh lý khác nhau liên quan đến nha chu.
Chảy máu chân răng bệnh gì? Chảy máu chân răng không phải là bệnh mà là dấu hiệu của bệnh có thể xuất phát từ các bệnh lý như ung thư máu, bị bệnh tiểu đường, giảm tiểu cầu hoặc do bệnh lý gan thận gây nên.
Một số nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng chảy máu chân răng như sau:
- Khi bị va đập khiến vùng răng và lợi bị tổn thương, hoặc cũng có thể do bạn chà răng không đúng cách, những sợi tơ trong bàn chải đánh răng cọ xát quá mạnh khiến lợi bị chảy máu.
- Việc bạn lặp lại thói quen dùng lực mạnh khi đánh răng sẽ khiến các mô mềm xung quanh răng bị tổn thương trong thời gian dài và rất khó phục hồi như trước.
- Vệ sinh răng miệng quá kém, khiến các mảng bám vào răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn trong khoang miệng phát triển cũng gây ra tình trạng hay chảy máu chân răng.
- Một nguyên nhân nữa là do thiếu chất. Vậy >chảy máu chân răng thiếu chất gì? Câu trả lời chính là việc thiếu hụt nghiêm trọng vitamin C, vitamin K và Canxi sẽ dẫn đến việc chảy máu chân răng.
- Đối với phụ nữ đang mang thai do sự thay đổi nội tiết tố cũng là một trong những nguyên nhân gây chảy máu chân răng.
Chảy máu chân răng tuy không gây ra tình trạng quá đau đớn, khiến nhiều người chủ quan, nhưng thực chất chảy máu chân răng gây ảnh hưởng rất lớn đến >sức khỏe, đặc biệt là nha chu.
Khi chảy máu chân răng xảy ra khiến các mạch máu bị vỡ và xuất huyết, gây ra tổn thương ở các mô, dẫn đến việc ăn uống khó khăn, nhất là khi nhai các thức ăn cứng sẽ càng gây áp lực lên chân răng.
Nhiều trường hợp hay chảy máu chân răng sẽ khiến nướu bị sưng, viêm, chân răng bị yếu đi, lung lay và có nguy cơ bị rụng răng.
Việc chảy máu chân răng trong thời gian dài mà không được điều trị sẽ khiến các mô bị tổn thương nghiêm trọng, kéo dài thời gian điều trị và phục hồi.
Chảy máu chân răng khiến sức khỏe người bệnh giảm sút, chi phí điều trị sẽ tăng cao so với việc tìm ra nguyên nhân từ sớm và điều trị dứt điểm.
Khi tình trạng chảy máu chân răng xảy ra và thường xuyên lặp lại, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán điều trị.
Tránh trường hợp áp dụng các phương thuốc hoặc các mẹo dân gian để tự điều trị tại nhà có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng thêm do trị sai cách hoặc không đúng nguyên nhân gây bệnh.
Khi đến bệnh viện, đầu tiên các bác sĩ thăm khám, dùng các phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ những nguyên nhân cụ thể sẽ có phác đồ điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân.
Lúc này các bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn thêm những cách chăm sóc răng miệng an toàn, khoa học và chế độ >dinh dưỡng bổ sung để người bệnh áp dụng tại nhà.
Như vậy hay chảy máu chân răng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe một cách nghiêm trọng.
Chính vì thế chúng ta nên chủ động có biện pháp phòng ngừa và chăm sóc răng miệng đúng cách để ngăn chặn tình trạng này xảy ra.
Một số biện pháp đơn giản nhưng tốt cho răng miệng bạn có thể áp dụng như:
- Sau mỗi bữa ăn nên uống một cốc nước lọc để tráng miệng.
- Không nên dùng các vật nhọn như tăm để xỉa răng hoặc đâm vào nướu sẽ gây tổn thương răng miệng.
- Bạn có thể thay thế bằng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước muối để đảm bảo không gây tổn thương đến các mô mềm xung quanh răng, khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào các vết thương hở.
- Nên ưu tiên chọn các loại bàn chải đánh răng có sợi tơ mềm, có kích thước phù hợp với khoang miệng của bạn.
- Khi đánh răng việc dùng lực quá sức không phải là cách khiến răng được sạch mà ngược lại sẽ gây tổn thương chân răng.
- Cách đánh răng đúng cách là dùng lực vừa phải, chải theo chiều dọc của chân răng, sau đó tiếp tục xoay tròn, bàn chảy nên nghiêng 1 góc 45 độ.
- Tránh chải răng theo chiều ngang điều này là một thói quen của nhiều người, nhưng lại là sai lầm khiến men răng mau mòn và làm các mạch máu quanh chân răng bị tổn thương do bàn chải cọ xát mạnh.
- Mỗi ngày nên đánh răng thường xuyên tốt nhất là 2 lần/ ngày, sau khi thức dậy vào buổi sáng và trước khi đi ngủ vào buổi tối.
- Hạn chế tối đa việc ăn những loại thức ăn quá cứng hay quá dẻo. Khi cảm thấy đau răng hay ê răng thì không nên cố gắng ăn tiếp sẽ gây áp lực lên chân răng không tốt.
- Việc có một chế độ dinh dưỡng bổ sung đầy đủ chất là điều cần thiết. Bạn nên ăn nhiều các loại rau xanh cùng các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, dâu...
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá cũng là một cách ngăn ngừa những bệnh răng miệng xảy ra.
- Nên thường xuyên đi khám răng định kỳ từ 3 – 6 tháng một lần.
- Việc lấy vôi răng sẽ giúp loại bỏ những mảng bám đã bị vôi hoá trên bề mặt răng, từ đó sẽ giúp loại bỏ được các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng bảo vệ răng miệng được sạch sẽ và an toàn.
Khi tình trạng chảy máu chân răng xảy ra trong một thời gian dài, việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho răng hay ngay cả khi bạn áp dụng phương pháp ngăn ngừa vô cùng hiệu quả nhưng không có cải thiện.
Thì lúc này bạn không nên chủ quan tự điều trị, cần đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã biết thêm việc hay chảy máu chân răng xuất phát từ những nguyên nhân nào? Và biết rằng chảy máu chân răng chính là dấu hiệu cảnh báo sức khoẻ của bạn đang có vấn đề, cần được điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó việc thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách và bổ sung các chất có lợi cho cơ thể chính là cách ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng xảy ra để tránh những ảnh hưởng nghiệm trọng.