Hay bị ợ hơi và xì hơi là tình trạng mà nhiều người trong chúng ta thường gặp phải. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các nguyên nhân cũng như giải pháp hỗ trợ làm giảm triệu chứng này.
Với nhịp sống nhanh như hiện nay, nhiều người trong chúng ta thường có thói quen ăn uống không lành mạnh, hay bị stress… dẫn đến mắc các bệnh về đường tiêu hóa, gây ra hiện tượng hay bị ợ hơi và xì hơi. Hiện tượng này khá phổ biến, tuy nhiên trong nhiều trường hợp đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các thói quen xấu cũng như là triệu chứng của một số bệnh về dạ dày mà bạn chớ xem thường.
Ợ hơi là kết quả của việc không khí tích tụ trong dạ dày bị ợ ngược trở lên miệng rồi thoát ra ngoài thành tiếng ợ.
Xì hơi là kết quả của việc có một lượng khí đi qua trực tràng rồi thoát ra ngoài. Lượng khí này là một tổng hợp của nhiều khí, trong đó có khí sunfua gây mùi hôi.
Trong quá trình ăn, ai trong chúng ta cũng đều nuốt một lượng không khí. Việc sử dụng nhiều thức uống có gas như nước ngọt, soda hoặc bia cũng tạo ra lượng khí dư cho dạ dày gây ợ hơi, xì hơi. Ngoài ra, những người gặp lo lắng, ghép hàm giả không khớp, người bệnh viêm mũi chảy nước cũng có thể nuốt không khí nhiều hơn bình thường khiến một lượng khí dư thừa đi vào dạ dày và ruột non gây ợ hơi, xì hơi.
Các enzyme trong cơ thể không thể tiêu hóa được một số carbohydrate khiến chúng đi vào ruột non và di chuyển đến đại tràng, sau đó các vi khuẩn chuyển hóa chúng thành khí H2 và khí CO2. Ví dụ, Một số bệnh nhân sẽ xì hơi quá mức khi ăn các loại thức ăn như cám, đậu. bắp cải, bông cải xanh, bông cải trắng…Nhiều bệnh nhân do thiếu enzyme để tiêu hóa đường sữa (không dung nạp được lactose) sẽ bị xì hơi thậm chí chướng bụng, đau quặn bụng khi uống sữa, ăn pho-mat, kem.
Ngoài ra, khi lượng lợi khuẩn trong ruột non tăng lên với tốc độ nhiều hơn bình thường sẽ dẫn đến sự gia tăng sản xuất khí trong ruột non gây ợ hơi, xì hơi.
Nếu bạn hay bị ợ hơi và xì hơi nhiều hơn bình thường và bị trong một thời gian dài, không rõ nguyên nhân, thì đó có thể là triệu chứng của một số bệnh như:
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ợ hơi, xì hơi và ợ chua. Khi bạn gặp chứng bệnh này, lượng axit trong dạ dày sẽ luôn ở mức rất cao, gây áp lực cho cơ thắt thực quản dưới khiến cơ quan này hoạt động kém hiệu quả hơn bình thường, khiến lượng axit dạ dày dễ bị trào ngược lên thực quản và khoang miệng. Khi lượng axit này lên đến khoang miệng, cơ thể sẽ tiết nước bọt có tính kiềm để trung hòa axit, dẫn đến bạn phải nuốt nhiều không khí hơn, cơ thể lại phải xì hơi và ợ hơi liên tục để đẩy lượng khí dư thừa này ra.
Tình trạng này xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, khiến dạ dày có nguy cơ bị thiếu máu và làm tăng chứng ợ hơi xì hơi. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng khác như đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi đi ngoài ra máu, đau thượng vị…
Tình trạng này xảy ra khi dạ dày người bệnh bị tổn thương do nhiều nguyên nhân đến từ các yếu tố: thức ăn, vi khuẩn, stress… Viêm loét dạ dày khiến lượng axit trong dạ dày tăng lên bất thường, khiến người bệnh thường bị đau, đi kèm với đó là tình trạng xì hơi, ợ hơi, ợ chua...
Ợ hơi và xì hơi nhiều có thể dẫn tới rất nhiều bất tiện và khó khăn trong cuộc sống cũng như trong giao tiếp hằng ngày. Áp dụng một số cách sau sẽ giúp bạn giảm thiểu được tình trạng này.
Khi gặp tình trạng xì hơi hay ợ hơi quá nhiều, bạn cần để ý đến thói quen ăn uống của mình, cần thay đổi thói quen ăn uống nếu thấy chưa khoa học. Cụ thể, bạn hãy ăn đúng bữa, không bỏ bữa, tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ để quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh và nhẹ nhàng hơn, tránh gây đầy bụng, khó tiêu.
Tránh dùng các thực phẩm có khí gas, các loại thức ăn chua, cay, dầu mỡ khó tiêu. Nên ăn các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như mật ong, nghệ, dưa chuột.
Ngoài ra, cần uống đủ nước để ngăn ngừa táo bón, đầy bụng. Khi uống cần uống thành từng ngụm nhỏ, và uống nhiều lần trong ngày, tránh để dồn vào một lúc nào đó thật khát mới uống.
Thường xuyên tập thể dục sẽ giúp cơ thể bạn đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng khí tích tụ trong bụng gây xì hơi và ợ hơi.
Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể ra các nhà thuốc để được tư vấn sử dụng các enzyme để hỗ trợ quá trình tiêu quá thức ăn nhanh và hiệu quả hơn, góp phần hạn chế ợ hơi và xì hơi.
Sử dụng các dược liệu thiên nhiên như tinh nghệ nano (Nano Curcumin), hậu phác, bán hạ bắc, cúc la mã, hoàng liên, gừng, cam thảo, bạc hà…để điều trị.
Trong trường hợp tình trạng xì hơi, ợ hơi diễn ra với tần suất ngày một nhiều và trầm trọng, không tìm được nguyên nhân hay do các nguyên nhân về dạ dày, bạn cần đến các cơ sở y tế và các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán, có phác đồ và liệu trình điều trị phù hợp. Không tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có sự tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Hay bị ợ hơi và xì hơi không phải là một tình trạng >sức khỏe đáng lo ngại, tuy nhiên dễ làm bạn khó chịu, mất tự tin. Vì vậy, khi gặp triệu chứng này, bạn cần bình tĩnh và chủ động tìm kiếm nguyên nhân cũng như có cách khắc phục nhanh chóng.