Để bảo vệ sức khỏe cho cả nhà, các chuyên gia khuyên rằng những món ăn sau đây không nên hâm lại nhiều lần.
Ngày nay, vì sự tiện lợi về các thiết bị cùng các loại thực phẩm đa dạng, chúng ta có nhiều cơ hội lựa chọn hơn trong việc ăn uống. Tuy nhiên, việc chế biến sai cách cũng đồng thời có thể để lại những hậu quả khó lường, như việc khiến các bệnh về đường tiêu hóa, thậm chí là ung thư và ngộ độc phát sinh rất nhanh. Cách hâm lại thường trở nên quen thuộc vì lượng thức ăn cũng trở nên dư dả hơn.
Những căn bệnh nguy hiểm khi hâm lại thức ăn
Rối loạn tiêu hóa
Theo thông tin từ Báo Dân Trí, bé N.H.A (8 tháng tuổi, Văn Khê, Hà Nội) được đưa tới viện khám trong tình trạng đi ngoài gần 25 ngày, uống đủ loại men tiêu hóa, nước lá ổi, cỏ sữa… đều không khỏi. Khai thác kỹ thói quen ăn uống, các bác sĩ cho rằng nguyên nhân là do hâm nóng bữa ăn hằng ngày của bé bằng lò vi sóng.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, thói quen của đại đa số người dân Việt khi lấy thức ăn chín trong tủ lạnh ra ăn đều thường hâm nóng lại. Trong khi theo quy tắc, những đồ ăn này cần phải nấu lại thật sôi để diệt hết vi khuẩn. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người bị >ngộ độc thực phẩm từ thức ăn lưu trữ trong tủ lạnh.
Hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng khó đảm bảo đủ nhiệt độ tiêu diệt vi trùng nếu không sử dụng nhiệt độ phù hợp với từng loại thức ăn. Khi thức ăn mới chỉ được hâm nóng, chưa đạt đến nhiệt độ sôi vài phút thì không thể diệt chết được vi khuẩn”, TS Dũng nói.
Ngộ độc thực phẩm
Trao đổi trên tờ Vietnamnet, Tiến sĩ Lâm Văn Mân, trưởng phòng Nghiên cứu phát triển và Chuyển giao công nghệ - Viện An toàn thực phẩm cho biết: “Việc cất thức ăn thừa vào tủ lạnh để hôm sau hâm nóng lại và ăn là không nên. Bởi trong thực phẩm thừa có nhiều vi sinh vật gây hại. Khi cho thức ăn thừa vào tủ lạnh, những vi sinh vật đó chỉ ngừng hoạt động. Vì vậy, lấy thức ăn ra hâm nóng lại cũng không thể diệt hết các vi khuẩn này và người ăn dễ có nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao”.
Thói quen hâm nóng thức ăn (bằng bếp gas hay lò vi sóng) đều rất nguy hiểm, gây nguy cơ cao ngộ độc thực phẩm.
Ung thư
Theo thông tin từ Báo Tri thức trẻ, thói quen bảo quản thịt chín hay đồ ăn chín nói chung trong tủ lạnh nhằm tránh lãng phí có thể dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc. Quá trình bảo quản này có thể khiến thức ăn bị nhiễm khuẩn, do trong tủ lạnh thường để rất nhiều loại thực phẩm sống - chín, sản phẩm chế biến rồi, sản phẩm sơ chế rất dễ bị nhiễm chéo vi khuẩn. Không sớm bị ngộ độc thực phẩm thì thói quen ăn uống này cũng khiến bạn sớm bị ung thư.
Việc chúng ta gia nhiệt nhiều lần sẽ làm biến tính các chất >dinh dưỡng có trong đồ ăn, đặc biệt là các protein và vitamin. Nếu để lưu cữu thì nấm và vi khuẩn sẽ phát triển, gia tăng số lượng.
5 món ăn không nên hâm lại nhiều lần
Tốt nhất chúng ta không nên hâm lại các thực phẩm dễ sản sinh độc tố sau:
Các loại rau xanh lá
Các loại rau lá xanh cũng được các chuyên gia cảnh báo không nên hâm nóng lại để dùng. Vì trong các thực phẩm này rất giàu hàm lượng nitrat, điển hình như rau bina, súp lơ, dưa chuột… Nitrat rất dễ bị thiu, nhất là để qua đêm và biến chất thành nitrit khi hâm nóng lại nhiều lần. Nitrit là chất có thể gây ung thư. Vì vậy, khi thừa rau tốt nhất bạn nên bỏ đi, không để qua đêm hoặc hâm nóng lại.
Nấm
Theo EUFIC, nấm có protein dễ dàng bị phá hủy bởi các enzyme và vi sinh vật. Nếu nấm không được lưu trữ đúng cách sẽ bị hỏng nhanh chóng và gây khó chịu cho dạ dày kể cả khi hâm nóng.
Tuy nhiên, nếu nấm được lưu trữ trong tủ lạnh và không quá 24 giờ, việc hâm nóng lại cũng không có vấn đề gì miễn là nấu nóng ở nhiệt độ 70 độ C. Nên ăn nấm ngay sau khi hâm nóng.
Dù vậy, mọi người tốt nhất không nên cất trữ nấm và ăn lại vào ngày hôm sau vì protein và khoáng chất dồi dào trong nấm sẽ bị phá hủy khi hâm nóng lại, chúng sẽ tạo ra độc tố chứa nitơ oxy hóa và các gốc tự do. Điều này cũng gây ảnh hưởng tới hệ thống tiêu hóa của bạn.
Thịt gà
Gà là thực phẩm yêu thích của vi khuẩn đường ruột salmonella, và thời gian cộng với nhiệt độ thấp là điều kiện lý tưởng cho những vi khuẩn này nhân lên.
Vốn là một món ăn quen thuộc ở Việt Nam và việc hâm nóng lại những món gà là chuyện bình thường. Nhưng thật ra việc đun nóng lại thịt gà lại được các chuyên gia khuyến cáo có thể gây ra các căn bệnh về hệ tiêu hoá.
Lí do bởi vì hàm lượng protein trong thịt gà cao gấp nhiều lần thịt đỏ, và khi được hâm nóng lại, các protein ấy sẽ phân huỷ và kết hợp với những chất khác có trong dạ dày, gây nên hiện tượng đau bụng, chướng hơi, khó tiêu hoặc tiêu chảy.
Cách tốt nhất để tránh điều này là đảm bảo nhiệt độ bên trong con gà đạt tới 165 độ C. Lò vi sóng không thể luôn làm nóng đều hoặc ở mức nhiệt độ cao như các phương pháp nấu ăn khác. Vì vậy, hãy xoay thịt và đảm bảo toàn bộ thân gà được nóng đều.
Hải sản
Đồ biển rất tốt cho >sức khỏe, nhưng không gì có nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao như hải sản xấu. Và theo FDA, việc ngộ độc này rất dễ gây hậu quả nghiêm trọng. Vi khuẩn có thể phát triển nhanh chóng trên bất kỳ loại hải sản nào được giữ trong khoảng từ 4,5 - 60°C.
Đặc biệt, các loại hải sản như cá, tôm, cua nếu để lâu thường làm giảm lượng protein, và nếu hâm nóng nhiều lần cũng sẽ gây biến chất, làm tổn thương đến thận và gan khi ăn vào cơ thể. Do đó, trong trường hợp bạn mua nhiều hải sản, bạn ăn cho vài hộp đặt trong tủ đông và chỉ dùng lượng vừa ăn để chế biến.
Cơm nguội
Hâm nóng lại cơm để ăn trong bữa sau có lẽ là thói quen của phần đông các gia đình. Thế nhưng có một sự thật là bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm khi ăn cơm được hâm lại. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cơm chỉ nên ăn ngay sau khi nấu. Gạo khi nấu thành cơm vẫn còn các bào >tử vi khuẩn sống sót và sẽ phát triển khi được dịp. Vì vậy, cơm nguội để thừa sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn này sinh sôi, có thể gây ra tiêu chảy, nôn mửa và cho dù bạn châm nóng lại cơm thì cũng không thể diệt được hết các vi khuẩn này.
Rất nhiều gia đình thường hâm nóng lại cơm nguội, đây là thói quen tai hại phải bỏ ngay nếu không muốn cơ thể gặp rắc rối. Nghiên cứu đã chỉ ra, việc bảo quản cơm nguội trước khi được hâm nóng sai cách có thể khiến cơm bị hỏng cao vì thế lúc hâm lại dễ làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Ngoài ra, trong gạo còn có thể có vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm Bacillus cereus. Khi cơm nguội để ở nhiệt độ thường sẽ tạo điều kiện cho bào tử và các vi khuẩn gây hại sinh sôi. Cơm nguội sẽ thực sự nguy hiểm khi hâm nóng khi bảo quản trong tủ lạnh nhiều hơn 24 tiếng. Do đó, nên bỏ thói quen này càng sớm càng tốt.