'Nữ hoàng trái cây' măng cụt được các chị em ưa chuộng bởi vị ngọt thanh và tốt chắc sắc đẹp phái nữ. Tuy vậy, nếu ăn loại quả này không đúng cách sẽ dễ gây ngộ độc cho một số người.

Thu Hiền (TH) 10:52 16/05/2023

Măng cụt là loại quả gì?

Măng cụt là loại quả có tròn, khi vòn non thì màu xanh nhạt sau đó chuyển dần sang tím nhạt và khi chín >măng cụt có màu đỏ rượu vang.

Thịt quả măng cụt chín đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. 

Quả mang đài, lớp vỏ ngoài khá dai, chất bên trong vỏ xốp. Mỗi quả chứa 5 – 8 múi trắng, vị chua ngọt, ở giữa thịt quả có hạt to màu nâu. Loại quả này được mệnh danh là nữ hoàng trái cây, có giá trị kinh tế cao và được rất nhiều người ưa chuộng.

Có thể chế biến măng cụt thành những món ăn gì?

Măng cụt thường được ăn riêng như một thức quả nhưng vẫn có thể dùng măng cụt trộn chung với salad, sữa chua hoặc các món khác. Gần đây các chị em nội trợ đang 'nổi rân rần' sử dụng măng cụt để làm gỏi gà. Ăn vào có vị ngọt, xốp giòn rất lạ miệng.

Sau đây là các món ăn được chế biến từ măng cụt mà chị em và các bà nội trợ nên thử nhé:

Sinh tố măng cụt

Có thành phần chính là măng cụt và chanh nên loại thức uống này vừa có công dụng giải khát cực đã, vừa có tác dụng giảm cân, giữ dáng.

Sinh tố măng cụt vừa là thức uống giải khát, vừa có tác dụng giảm cân, giữ dáng. 

Gỏi gà măng cụt

Là món ăn đặc sản của miệt Lái Thiêu (Bình Dương), có vị chua chua ngọt ngọt hòa quyện với vị thanh mát của măng cụt ăn rất thơm ngon, lạ miệng. Món gỏi này cung cấp nhiều protein, nhưng lại ít cholesterol nên rất tốt cho >sức khỏe.

Gỏi gà măng cụt là món ăn đặc sản của miệt Lái Thiêu. 

Kem măng cụt

 Vị chua dịu của chanh, vị ngọt thanh của măng cụt, vị béo của sữa hòa quyện tạo nên món kem mát lạnh giải khát cho những ngày oi bức.

Kem măng cụt là món ăn giải nhiệt cực đã. 

Chè măng cụt

có vị beo béo của nước cốt dừa kèm vị thanh thanh của quả măng cụt nên ăn không ngấy.

Chè măng cụt thanh nhiệt ngon hết chỗ chê 

Những điều cần lưu ý khi ăn măng cụt để thức bổ không trở thành 'chất độc'

Theo chuyên gia Bùi Đắc Sáng từ Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam cho biết, măng cụt là thành phần được sử dụng trong một số loại thuốc chống viêm. Các chiết xuất từ măng cụt có tác dụng chống dị ứng, chống viêm, giảm đau, ức chế giải phóng histamin và prostaglandin, các chất gây viêm trong cơ thể, phòng ngừa ung thư.

Măng cụt là loại trái cây khá phổ biến ở Việt Nam, lại tốt cho sức khỏe. Tuy vậy, nếu không biết sử dụng đúng cách sẽ dễ trở thành chất độc gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nếu ăn măng cụt không đúng cách có thể bị 'ngộ độc' 

- Với những người có bệnh nền và đang sử dụng thuốc làm loãng máu cần phải cực kì cẩn thận khi ăn măng cụt. Bởi hợp chất xanthones trong măng cụt có tính chống viêm nhưng không phải tốt cho tất cả mọi người.

- Những người chuẩn bị phẫu thuật cũng nên tránh ăn măng cụt Do xanthones có thể gây cản trở quá trình đông máu diễn ra bình thường, làm chậm đông máu.

- Các bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa cũng nên tránh ăn măng cụt thời điểm hậu phẫu để tránh tổn thương dạ dày do axit lactic cao và chảy máu bất thường do có liên quan tới chất xanthones có trong măng cụt.

- Ngoài ra chuyên gia Bùi Đắc sáng cho biể một vài tác dụng phụ của măng cụt như: gây mất ngủ, đau đầu, đau khớp vì vậy phụ nữ mang thai không nên hoặc nên hạn chế ăn loại quả này.

- Măng cụt có hạt lép nên khi người lớn cho trẻ nhỏ ăn, cần chú ý tránh để trẻ hóc hột gây tắc đường thở, nếu hột măng cụt trôi xuống đương tiêu góa có nguy cơ tắc ruột, rất nguy hiểm.

- Những người mắc bệnh tim, thận, đang xạ trị thì không nên dùng măng cụt. Trước khi phẫu thuật 2 tuần cũng nên ngừng ăn loại quả này để tránh chảy máu nhiều trong và sau khi mổ.

Do vậy, mỗi ngày nên ăn lượng vừa phải để tránh dị ứng và nhiễm độc axit lactic. Tối đa mỗi tuần chỉ nên ăn 2 – 3 lần, mỗi lần 2 quả. Vỏ măng cụt tươi và khô là vị thuốc Đông y hiệu quả để >làm đẹp và chữa bệnh.

Tuy có nhiều điều cần chú ý khi ăn măng cụt nhưng không phủ nhận đây là thức quả thơm ngon, bổ dưỡng và hỗ trợ nhan sắc cho các chị em rất tốt. Hãy ăn măng cụt đúng cách để 'vua các loại quả' không trở thành 'chất độc' nhé!

Thu Hiền (TH) | Theo Phụ nữ sức khỏe