Thoạt nghĩ chỉ là vết bầm tím thông thường, sau khi khám, bác sĩ đã phát hiện thấy một khối nhỏ nằm dưới da, là u xơ hiếm gặp.

My My (t/h) 16:21 12/02/2023

Thông tin từ VietNamNet cho hay, bệnh nhân nhận thấy vết bầm vài ngày sau khi cô vặn tay trong lúc tập yoga. Nhưng sau hai năm, dấu hiệu lạ vẫn không biến mất.

Các xét nghiệm cho thấy cô có một khối u xơ hóa hiếm gặp (HFLT), phát triển chậm, thường hình thành ở bàn chân hoặc mắt cá chân. 

Trong báo cáo, các bác sĩ giải thích: “Đây là một dạng hiếm gặp và chỉ được ghi nhận gần đây. Cơ chế chính xác của bệnh vẫn chưa được làm rõ. Các nhà khoa học cần nghiên cứu thêm để làm rõ vai trò của chấn thương trong quá trình phát triển khối u”.

Vết bầm trên tay người phụ nữ là khối u hiếm gặp. Ảnh: VietNamNet

Người mắc >HFLT rất hiếm, hiện không có số liệu chính xác về số lượng người được chẩn đoán trong một năm. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất trong nhóm 50-60 tuổi. Căn bệnh thường không gây chết người nhưng các khối u hay mọc lại ở cùng một vị trí ngay cả khi được phẫu thuật.

Trong trường hợp của người phụ nữ trên, các bác sĩ nhận ra "mảng bám" cứng trên mu bàn tay trái của cô. Phim chụp X-quang ghi nhận thịt ở tay cô sưng lên, trong khi chụp cộng hưởng từ cho thấy một khối nhỏ nằm dưới da.

Bác sĩ tin rằng khối u hình thành do chấn thương khi tập yoga của bệnh nhân và hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng thái quá với động tác xoay người. Ca HFLT đầu tiên được ghi nhận vào năm 2000. Kể từ đó, thêm 8 trường hợp được ghi nhận. Trong đó, 7 người liên quan đến một số loại chấn thương ở bàn tay, bàn chân hoặc mắt cá chân.

Ung thư từ việc đi đốt nốt ruồi. Ảnh: VnExpress

Trước đó, theo VnExpress, có những trường hợp phát hiện >ung thư từ việc đi đốt nốt ruồi. Bệnh nhân này có khối bất thường vùng cánh mũi trái đã lâu, không đau, không khó chịu. Bệnh nhân thấy vướng nên cạy ra vài lần. Khối này to dần, có chảy máu nên đến viện đốt laze nốt ruồi. Kết quả giải phẫu bệnh sau đó cho thấy người này cũng bị ung thư tế bào đáy.

Hai bệnh nhân được phẫu thuật cắt u và chuyển vạt da che phủ vùng khuyết da sau cắt u. Ung thư từ nốt ruồi là loại rất nguy hiểm, phát triển nhanh, di căn nhanh, gây ung thư thứ phát ở gan, xương, phổi, não, hệ thống hạch... Nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời ngay từ lúc nốt ruồi bắt đầu chuyển sang ác tính thì tỷ lệ khỏi bệnh khá cao.

Ngoài ra, còn có trường hợp phát hiện ung thư da từ một u lạ trên mũi. Ban đầu u có kích thước nhỏ khoảng 1x1 cm, sau đó ngày càng lớn dần, loét da, chảy máu gây đau và khó chịu. Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào đáy, chưa có di căn xa, ung thư da vùng mũi, má phải. Khối u không chỉ gây đau đớn mà còn mất tính thẩm mỹ khiến bệnh nhân bị mặc cảm.

Các bác sĩ quyết định mổ cắt rộng tổn thương và tạo hình tái tạo toàn bộ mũi, má cho bệnh nhân, lấy toàn bộ khối u. Sau khi cắt, u để lại một khuyết da rất lớn khoảng 9x9 cm ở mặt gồm toàn bộ mũi, khuyết một phần má, mi dưới bên phải.

Bác sĩ Dương Mạnh Chiến, khoa Ngoại đầu cổ cho biết, ung thư da biểu mô tế bào đáy có thể chữa được nhờ phẫu thuật lấy rộng tổn thương. Tỷ lệ tái phát và di căn thấp. Ung thư da lớn vùng mặt đặc biệt các khối u ở nhiều đơn vị giải phẫu khác nhau như mũi, mắt, má sẽ rất khó khăn trong việc tạo hình.

My My (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe