Ngày nay tỷ lệ vô sinh ở nam giới ngày càng tăng, trong đó giãn tĩnh mạch thừng tinh là một trong những nguyên nhân, nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mức

17:26 30/08/2019

Là bệnh lý phổ biến trong những năm gần đây, và gây ra không ít hậu quả nếu chưa được xem xét và chữa trị kịp thời. Giãn tĩnh mạch thừng tinh, chúng ta cần hiểu đúng để có >đời sống khỏe mạnh, gia đình hạnh phúc.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh nam khoa phổ biến hiện nay

Ảnh minh họa: Internet

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là hiện tượng tĩnh mạch nằm phía trên tinh hoàn (nằm bên trong bìu) bị xoắn giãn hơn, nở rộng hơn một cách bất thường gây tình trạng tinh hoàn bị chảy xệ. Bìu là hai túi da nằm dưới dương vật và chứa tinh hoàn. Bìu có hai bên, phải và trái. Tĩnh mạch mang máu từ các mô và tế bào trở lại tim và lên phổi, nơi mà tế bào máu có thể lấy oxy.

Trực quan về bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Ảnh minh họa: Internet

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Giãn tĩnh mạch thừng tinh còn gọi là bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn. Giãn tĩnh mạch tinh hoàn là nguyên nhân thường gặp gây giảm sản xuất và giảm chất lượng tinh trùng mặc dầu không phải mọi trường hợp giãn tĩnh mạch tinh hoàn đều ảnh hưởng đến sự sản xuất ra tinh trùng. Đây là vấn đề y khoa phổ biến, bệnh này chiếm 15% ở nam giới và là nguyên nhân của vô sinh nam với tỷ lệ lên đến 40% trong đó khoảng 35% trường hợp vô sinh nam nguyên phát và 75 - 81% trường hợp vô sinh nam thứ phát.

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái (giãn tĩnh mạch tinh trái)

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn có thể hình thành ở một bên hoặc cả hai bên. Bệnh thường hình thành ở bên trái do tĩnh mạch ở đây thường chịu áp lực lớn hơn bên phải. Theo thống kê với trên 80% trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh xảy ra ở bên trái. Bệnh gặp ở bên trái hơn bên phải, do cấu trúc giải phẫu của tĩnh mạch tinh phải ngắn và đổ xéo góc vào tĩnh mạch chủ dưới trong khi đó tĩnh mạch tinh trái dài hơn và đổ gần như vuông góc vào tĩnh mạch thận,

Bệnh chủ yếu xảy ra ở bên tinh hoàn trái

Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh được hiểu đây là tình trạng bệnh lý, trong đó tĩnh mạch thừng tinh bị giãn bất thường của tĩnh mạch tinh và đám rối tĩnh mạch nằm trong bìu, do hệ thống van của tĩnh mạch tinh bị yếu hoặc không có van, nên có hiện tượng trào ngược máu từ tĩnh mạch thận vào đám rối tĩnh mạch tinh, ngoài ra có một số trường hợp giãn tĩnh mạch tinh do không có van hoặc hệ thống van tĩnh mạch bị suy yếu.

Hiện nay, cơ chế chính xác gây tổn thương tinh hoàn ở bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh vẫn chưa rõ, có thể do nhiều yếu tố góp phần. Cơ chế tổn thương do tăng nhiệt độ ở bìu (làm nhiệt độ tinh hoàn tăng lên 0,6 - 0,8 độ C) được nhiều người chấp nhận nhất.

Ngoài ra còn một số giả thuyết được dự đoán như: trào ngược các chất chuyển hóa từ thượng thận - thận vào tĩnh mạch tinh, ứ đọng máu tĩnh mạch, tăng prostaglandine hoặc catecholamine trong tĩnh mạch tinh.

Triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh

Phần lớn các trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh không có triệu chứng. Ở người lớn, giãn tĩnh mạch thừng tinh thường được phát hiện khi bệnh nhân khám vô sinh. Phần lớn giãn tĩnh mạch tinh hoàn phát triển dần theo thời gian, thường ở bên tinh hoàn trái. Giãn tĩnh mạch tinh hoàn ở một bên có thể ảnh hưởng đến sự tạo ra tinh trùng của cả hai tinh hoàn. Bệnh thường dễ chẩn đoán.

Khi khám vùng bìu tư thế đứng có thể sờ thấy thừng tinh dày, có nhiều tĩnh mạch giãn mềm đôi khi nổi ngoằn nghèo ở dưới da bìu phía trên tinh hoàn, khi sờ vào có cảm giác như "búi giun", tùy theo các mức độ giãn tĩnh mạch thừng tinh mà có thể nhận biết qua thăm khám lâm sàng hoặc cần thêm các thăm khám bằng siêu âm màu để phát hiện luồng trào ngược máu từ tĩnh mạch thận hoặc tĩnh mạch chủ vào tĩnh mạch tinh.

Các biểu hiện bất thường dễ thấy ở bệnh nhân:

- Thể tích tinh hoàn nhỏ

- Rối loạn sinh tinh do sự thay đổi mô học của tinh hoàn, bất thường của tinh dịch đồ.

- Giảm nồng độ testosterone và thay đổi nhiều hormon khác.

- Đôi khi có thể gây căng nhức hay nặng ở bìu. Đau có thể tăng hơn về cuối ngày hay khi đứng, hoạt động hay ngồi lâu. Nằm ngửa thấy đỡ đau.

- Khi giãn tĩnh mạch thừng tinh to, có thể thấy một khối sưng phía trên bìu.

Đối với một số bệnh nhân khi làm công việc nặng, đứng lâu, ngồi lâu sẽ thấy các dấu hiệu sau:

- Đau ở vùng tinh hoàn.

- Cảm giác nặng nề ở tinh hoàn

- Sờ vào gốc dương vật thấy có những búi giống như sợi mì

- Một bên tinh hoàn (thường là bên trái) nhỏ hơn bên kia.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có nguy hiểm không

Đây là chứng bệnh có thể gây những ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hằng ngày, thậm chí nếu không được điều trị kịp thời, nó còn có thể là nguyên nhân gây ra vô sinh ở nam giới. Hậu quả của giãn tĩnh mạch thừng tinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng tinh trùng của nam giới. Cụ thể là số lượng tinh trùng giảm, chất lượng cũng giảm sút... Có giả thuyết cho rằng do máu ứ đọng làm tăng nhiệt độ tinh hoàn nên ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng vì tinh hoàn chỉ sản xuất tinh trùng chất lượng nếu nhiệt độ của bìu thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 3-4 độ. Bệnh có thể gây ra:

- Teo tinh hoàn: có cảm giác nhỏ và mềm hơn, do các van không hoạt động tốt nên máu không dồn vào các tĩnh mạch, kết quả là tăng áp lực ở các tĩnh mạch và bị nhiễm độc tố của máu ứ đọng.

- Vô sinh: không rõ vì sao giãn tĩnh mạch tinh hoàn lại ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, có thể do các tĩnh mạch tinh hoàn làm cho máu ở các động mạch tinh hoàn mát, giúp duy trì nhiệt độ thích hợp cho sản xuất tinh trùng. Khi dòng máu tĩnh mạch bị nghẽn tắc thì sự cố giãn tĩnh mạch có thể làm cho nhiệt độ tăng và ảnh hưởng đến sự tạo thành cũng như sự di chuyển của tinh trùng.

Giãn tĩnh mạc thừng tinh có tự khỏi?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường là do bẩm sinh cấu trúc của tĩnh mạch đã không bình thường. Khi được xem là bệnh lý thì cần có phương pháp can thiệp từ nội khoa, hoặc ngoại khoa tùy theo mức độ của bệnh án. Và bệnh giãn mạch thừng tinh hoàn toàn không thể tự khỏi.

Khi phát hiện dấu hiệu bất thường nên có sự thăm khám chuyên khoa của bác sĩ

Ảnh minh họa: Internet

Giãn tĩnh mạch thừng tinh nhẹ

Nếu là giãn nhẹ thì thường không đau, không gây ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt. Ở một số trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh nhẹ, người bệnh có thể được điều trị nội khoa. Và không cần phải sử dụng đến biện pháp phẫu thuật. Giãn tĩnh mạch thừng tinh được chia làm 3 cấp độ.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1

Là bệnh lý ở mức độ nhẹ. Không giãn ở tư thế nằm, tư thế đứng thì có giãn và dòng trào ngược khu trú ở cực trên tinh hoàn. Mức độ này hoàn toàn không cần can thiệp bằng giải phẫu mà điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3

Bệnh ở mức độ cao nhất, giãn nặng sẽ gây đau hoặc cảm giác nặng và khó chịu ở vùng bìu. Cần khám nghiệm lâm sàn mới đưa ra kết luận đầy đủ khi có cần thực hiện phẫu thuật hay không.

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh

Như trên đã nói, dựa vào mức độ giãn không phải là yếu tố quyết định cần phẫu thuật hay không. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, mức độ giãn cụ thể ở mỗi bệnh nhân, bác sĩ chuyên khoa sẽ có những tư vấn, chỉ định phù hợp hiệu quả nhất cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Thao tác phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh

Ảnh minh họa: Internet

Trường hợp bệnh nhân cần phải phẫu thuật khi dãn tĩnh mạch thừng tinh gây ra một trong những dấu hiệu sau:

- Gây đau tức bìu kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt.

- Làm ảnh hưởng đến tinh hoàn (sờ sẽ thấy tinh hoàn bên đó mềm hơn và nhỏ hơn).

- Làm ảnh hưởng tới tinh dịch đồ (các trường hợp vô sinh nam, hoặc những trường hợp kiểm tra tinh dịch đồ phát hiện tinh trùng ít, tinh trùng yếu, dị dạng).

Hiện nay phương pháp phẫu thuật hiệu quả nhất là phẫu thuật mổ mở với kính hiển vi phẫu thuật hỗ trợ.

Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh bao lâu hồi phục

Bác sĩ điều trị sẽ quyết định phương pháp phẫu thuật phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất cho mỗi bệnh nhân. Phẫu thuật cắt bỏ mạch máu là một ca phẫu thuật nhỏ và cần 1-7 ngày nghỉ ngơi. Với kính hiển vi phẫu thuật, các tĩnh mạch dãn được bộc lộ đầy đủ và không bỏ sót nên tỉ lệ thành công là 95-99%, tỉ lệ tái phát rất thấp chỉ từ 1-5% (nếu mổ không có kính hiển vi phẫu thuật, tỉ lệ tái phát là 9-16% hoặc cao hơn).

Giãn tĩnh mạch thừng tinh nên kiêng gì

Khi thấy mình có dấu hiệu mắc >bệnh nam khoa này, hãy kiêng ngay 9 thứ sau đây bạn nhé! Bởi vì việc chú ý đến chế độ >dinh dưỡng cũng sẽ giúp bạn đẩy lùi nhanh các bệnh nam khoa.

- Măng

- Thịt gà

- Hải sản

- Đồ ăn cay nóng, dầu mỡ

- Nói không với sử dụng chất kích thích

Người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng chất kích thích

Ảnh minh họa: Internet

- Không tắm nước nóng

- Trong quá trình phát hiện và điều trị bệnh nên kiêng quan hệ

- Không nên sử dụng quần lót quá bó sát, đồ có chất liệu nylon gây nóng

- Tránh vận động mạnh

 

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có con được không

Tỷ lệ vô sinh tại Việt Nam và thế giới trên các cặp vợ chồng ở độ tuổi sinh sản khoảng 15%. Vô sinh nguyên nhân do nam giới chiếm khoảng 50% trong đó giãn tĩnh mạch thừng tinh là nguyên nhân hay gặp nhất và có thể điều trị được bằng phẫu thuật. Có khoảng 20% đàn ông mắc chứng giãn tĩnh mạch tinh sẽ bị hiếm muộn.

Khi phát hiện dấu hiệu quả bệnh lý bạn nên khám chữa kịp thời và để cơ sở khám cùng các y bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Khi có phương pháp điều trị thích hợp hiệu quả, bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh hoàn toàn có thể có con.