Mỗi lần đến năm mới những người hút thuốc thường quyết tâm rằng 'Năm nay nhất định sẽ bỏ được thuốc lá'. Tuy nhiên, chỉ được dăm bữa nửa tháng thì đâu lại hoàn đấy. Mỗi lúc như vậy họ lại thường biện minh rằng 'nói thì dễ nhưng làm thì khó quá'. Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy nếu việc bỏ hút thuốc là khó khăn thì ít nhất cũng giảm số lần hút thì mới hạn chế việc mắc bệnh ung thư.

Hồng Hạnh (Dịch) 19:49 06/04/2022
Ảnh minh họa: Internet

Mỗi lần đến năm mới những người hút thuốc thường quyết tâm rằng 'Năm nay nhất định sẽ bỏ được thuốc lá'. Tuy nhiên, chỉ được dăm bữa nửa tháng thì đâu lại hoàn đấy. Mỗi lúc như vậy họ lại thường biện minh rằng 'nói thì dễ nhưng làm thì khó quá'. Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy nếu việc >bỏ hút thuốc là khó khăn thì ít nhất cũng giảm số lần hút thì mới hạn chế việc mắc bệnh ung thư.

Một nhóm nghiên cứu chung về Y học Gia đình tại Trung tâm Gangnam Bệnh viện Samsung và Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul cho biết vào ngày 6/4 rằng trong số 893,582 người tham gia kiểm tra >sức khỏe thì việc cấm hút thuốc là tốt nhất và nếu không thể thì nên giảm lượng thuốc lá để giảm nguy cơ ung thư. Kết quả nghiên cứu lần này được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế về lĩnh vực y học do Hiệp hội ung thư Mỹ xuất bản.

Nhóm nghiên cứu đã điều tra việc mắc bệnh ung thư và hay đổi số lượng >hút thuốc lá có liên quan đến nhau không khi khảo sát những đối tượng hút thuốc lá trên 40 tuổi bao gồm cả năm và nữ khi khám sức khỏe vào năm giữa năm 2009 và 2011 cho đến năm 2018. Trong thời gian khảo sát có 50.869 người đã được xác nhận mắc bệnh ung thư.

Nhóm nghiên cứu đã điều tra những người mắc bệnh rồi phân họ thành 4 nhóm không hút thuốc, ít hút thuốc, đang duy trì và tăng lượng hút thuốc trung bình hàng ngày. Kết quả cho thấy 20,6% người thành công trong việc bỏ hút thuốc, 18,9% người giảm lượng hút thuốc, 45,7% duy trì lượng hút thuốc và 14,8% ngược lại tăng lượng hút thuốc.

Nhóm nghiên cứu đã so sánh từng nhóm dựa trên những người vẫn duy trì lượng hút thuốc lá và cho thấy nguy cơ ung thư của những người thành công trong việc bỏ thuốc là thấp nhất. Ung thư phổi có nguy cơ mắc bệnh thấp khoảng 21% và ung thư liên quan đến hút thuốc ngoại trừ >ung thư phổi là 9% và các ung thư khác cũng thấp hơn 6%.

Những người ít hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh ung thư thấp hơn. Giảm hơn một nửa số lượng hút thuốc làm giảm 17% nguy cơ ung thư phổi, 5% các bệnh ung thư liên quan đến hút thuốc và 4% các bệnh ung thư khác.

Nhóm nghiên cứu đã lọc 682.996 người có hồ sơ kiểm tra sức khỏe vào năm 2013 và phát hiện ra rằng tỷ lệ mắc bệnh ung thư sẽ tăng vọt nếu họ bỏ thuốc lá và bắt đầu hút thuốc trở lại. Nếu bạn hút thuốc trở lại sau một thời gian nhất định sau khi hút thuốc, bạn sẽ có khả năng mắc bệnh ung thư phổi 48% và ung thư liên quan đến hút thuốc cao hơn 19% so với khi bạn duy trì trạng thái hút thuốc trước đó.

Shin Dong Wook, giáo sư y học gia đình tại Bệnh viện Samsung Seoul, giải thích rằng "Vì không tồn tại mức độ an toàn trong hút thuốc nên ngay bây giờ việc bỏ thuốc lá là tốt nhất. Ngay cả khi bạn đã thất bại trong việc bỏ hút thuốc, bạn cũng cần giảm hút thuốc để giảm nguy cơ ung thư và cuối cùng là bỏ thuốc lá."

(Theo Seoul News)

Hồng Hạnh (Dịch) | Theo Phụ nữ sức khỏe