Tiêm vaccine phòng COVID-19 là giải pháp cơ bản để ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thắc mắc rằng bị sốt hay không sốt thì tốt hơn sau khi tiêm vaccine.

Minh Thư (TH) 06:00 14/09/2021

Theo thông tin từ Sức khỏe >đời sống, sau khi tiêm chủng, chúng ta sẽ thường xuất hiện những triệu chứng như sốt, đau nhức, chóng mặt, dị ứng, co giật hay bất kỳ phản ứng bất thường nào. Những biểu hiện lạ này đều được gọi chung là “>phản ứng sau tiêm chủng”.

Vaccine chính là cho hệ miễn dịch cơ thể “tập trận”. Nôm na chúng ta có thể hiểu: Vắc-xin được tạo ra từ kháng nguyên đã chết hoặc gần chết, các nhà khoa học làm cho “địch” là con virus vốn rất nguy hiểm trở nên mất khả năng “chiến đấu” hoặc “xé” một phần đặc trưng của nó, sau đó tiêm nó vào cơ thể. Hệ miễn dịch sẽ nhận diện “kẻ địch” này theo đúng quy trình, tất nhiên, lúc này “kẻ địch” chỉ là xác chết hoặc đã suy yếu nên không có khả năng gây hại cho cơ thể.


Khi cơ thể bị vi khuẩn hoặc virus tấn công, chúng giải phóng ra một số hoá chất vào máu nhằm làm suy yếu cơ thể. Lúc này, trong não của chúng ta, cơ quan “vùng hạ đồi” sẽ nhận lệnh có sự tấn công đe doạ cơ thể, nó sẽ điều chỉnh nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn bình thường, từ 37 độ C lên 39-40 độ C, thậm chí cao hơn, đó chính là sốt.

Cơn sốt được coi là cơn dự báo chính xác về trình trạng cơ thể đã bị nhiễm trùng, báo động sự tổn thương. Vì vậy, khi vaccine được tiêm vào cơ thể, cơ thể cũng đang nhận diện nó với cơ chế tương tự như trên. Cơ thể nóng lên tương đương với hệ miễn dịch đang vào cuộc mạnh mẽ để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân.

Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch đang nhận diện tác nhân gây hại cho cơ thể và phản ứng sau tiêm chủng của mỗi người sẽ khác nhau. Vaccine sẽ tạo ra một số lượng kháng thể nhất định nhưng thời gian tạo kháng thể của mỗi người sẽ là khác nhau. Có thể có triệu chứng sốt, có thể không, nhưng cuối cùng vẫn đảm bảo hiệu quả của vaccine khi đưa vào cơ thể.

Những người bị sốt sau tiêm có nghĩa là hệ miễn dịch đang đấu tranh ác liệt với tác nhân gây bệnh. Còn với những không sốt, không có nghĩa là hệ miễn dịch không đấu tranh, mà là đấu tranh bằng cách nhẹ nhàng hơn.

Dù có sốt hay không sốt, hệ miễn dịch của chúng ta đã nhận diện và sẽ đưa hình dáng của con “SARS-CoV-2” này vào danh sách tiêu diệt, để lần tới nếu con virus này xâm nhập cơ thể, thì hệ miễn dịch sẽ auto tiêu diệt. Như vậy, sốt hay không sốt cũng mang lại hiệu quả miễn dịch tương đương nhau, hệ miễn dịch sẽ học được cách đánh để triển khai thế trận khi có “địch” xâm nhập cơ thể.

Minh Thư (TH) | Theo Phụ nữ sức khỏe