Dưới thời tiết khắc nghiệt 40 độ C, anh D, (41 tuổi tại Phú Thọ) lên cơn co giật và ngất ngay tại chỗ, người dân phải đưa đi cấp cứu.
Dẫn nguồn tin từ VietNamNet, vào ngày 22/5 vừa qua anh D. (41 tuổi tại Phú Thọ) được bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cấp cứu, truyền bù dịch, bù nước do mất sức và mất điện giải trong cơ thể. Đây cũng là ngày Phú Thọ và các tỉnh miền Bắc ghi nhận nền nhiệt độ tăng cao lên tới 40 độ C, nhiệt độ thực tế ngoài trời có thể cao hơn.
Sau hơn một giờ theo dõi tích cực tại Trung tâm Trung tâm cấp cứu 115 Hùng Vương Kim Xuyên, bệnh nhân ổn định, ra viện, tiếp tục theo dõi tích cực.
Các bác sĩ cho biết thời điểm nắng nóng gay gắt trùng vào đợt thu hoạch lúa, màu. Người nông dân thường hay gặp phải một số vấn đề> >sức khỏe như say nắng, say nóng, thậm chí là đột quỵ do nắng nóng. Do đó, bác sĩ khuyên người dân khi đi làm cần phải uống nhiều nước.
Trích thông tin từ báo điện tử VOV, BS. Đặng Hoàng Điệp, Khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cảnh báo: "Say nắng, say nóng thường hay xảy ra vào mùa hè, đặc biệt trong những ngày nắng nóng cao điểm, nhiệt độ tăng cao đột ngột. Bị say nắng, say nóng không chỉ khiến chúng ta mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu... mà say nắng say nóng còn có khả năng dẫn đến đột quỵ; nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn tới di chứng thần kinh không hồi phục hoặc tổn thương đa cơ quan và tử vong".
Cách xử trí khi bị say nắng, say nóng:
- Trong khoảng thời gian 1 giờ sau khi bị say nắng, say nóng ở mức độ nặng được gọi là “thời điểm vàng” để cấp cứu. Do đó, khi cấp cứu say nắng, say nóng phải hết sức chú ý đến việc cấp cứu ban đầu tại hiện trường.
- Khi gặp người bị say nắng, say nóng, chúng ta phải ngay lập tức đưa bệnh nhân vào chỗ mát, thoáng khí (chỗ bóng râm, lên xe mát hay nhà mát…) đồng thời gọi hỗ trợ, đặc biệt gọi cấp cứu hỗ trợ.
- Khai thông đường thở, hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực nếu người bệnh hôn mê, không bắt được mạch.
- Áp dụng ngay lập tức các biện pháp làm mát để hạ nhiệt độ của cơ thể.
- Đo nhiệt độ cơ thể nếu có nhiệt kế.
- Cởi bỏ quần áo và áp nước ấm lên người bệnh nhân sau đó dùng quạt để tăng quá trình bốc hơi; bệnh nhân nên nằm nghiêng hoặc được đỡ ở tư thế tay chống gối để bề mặt da có thể hứng được nhiều gió càng tốt.
- Đắp khăn lạnh, hoặc áp gói nước đá vào nách, bẹn, cổ.
- Cho uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải nếu bệnh nhân tỉnh táo, có thể uống được.
- Chuyển bệnh nhân bằng xe điều hòa hoặc phải mở cửa sổ, quá trình vận chuyển tiếp tục làm mát nhiệt độ bệnh nhân./.