Nước dừa dù thơm ngon, bổ dưỡng với F0 nhưng không phải uống vào lúc nào cũng tốt. Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh nên tránh uống trong những thời điểm dưới đây.
F0 nếu đang cần tìm một thức uống thanh mát, làm dịu sự bức bối trong cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng mà lại không hề gây tăng cân thì nhất định đừng bỏ qua: Nước dừa.
Theo Life Hack, hệ miễn dịch của bạn sẽ khỏe mạnh hơn nếu chăm chỉ uống nước dừa. Lý do là vì trong nước dừa chứa đường, chất béo, protein, vitamin B, vitamin C và các nguyên tố vi lượng kali, magiê… tất cả các chất này đều giúp cơ thể bổ sung dưỡng chất, loại bỏ các vi khuẩn gây nướu răng, virus cảm lạnh, sốt phát ban…
Bên cạnh đó, nước dừa còn là loại nước giải khát tự nhiên, hoàn toàn không chứa chất béo nên có thể dùng làm nước điện giải nếu bị mất nước.
Theo ThS. BS. Nguyễn Văn Tiến (Trung tâm Giáo dục Truyền thông >dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng): Bệnh nhân COVID-19 trong quá trình điều trị bệnh có thể bị ho, sốt, viêm phổi... gây mất nước và các chất điện giải. Do đó việc bổ sung nước bằng nước dừa, nước cam, nước chanh... là vô cùng lý tưởng để bù lại lượng nước đã mất, lại bổ sung được các vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Trong Đông y, nước dừa thuộc âm, có vị ngọt ấm, không độc, giúp tăng cường khí lực, tươi nhuận nhan sắc, giải nhiệt, làm mát cơ thể nhanh...
Nước dừa dù thơm ngon, bổ dưỡng với F0 nhưng không phải uống vào lúc nào cũng tốt. Để tránh ảnh hưởng đến >sức khỏe người bệnh nên tránh uống trong những thời điểm dưới đây.
1. Khi huyết áp đang xuống thấp
Khi huyết áp đang xuống thấp, F0 đừng dại uống nước dừa vì nó sẽ khiến huyết áp của bạn tụt nhanh hơn, thậm chí xuống quá thấp. Đặc biệt, nếu là bệnh nhân có tiền sử huyết áp thấp thì bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống nước dừa.
2. Khi các dấu hiệu cảm lạnh, hen suyễn gia tăng
Bệnh nhân đang bị cảm lạnh, hen suyễn kèm các triệu chứng ớn lạnh, đau đầu, nghẹt mũi… thì nên hạn chế uống nước dừa vì tính làm mát, giải nhiệt của dừa sẽ khiến triệu chứng thêm trầm trọng. Bạn có thể thêm vài lát gừng và 2-3g muối vào nước dừa để khử bớt tính hàn.
3. Trước giờ đi ngủ không nên uống nước dừa
F0 uống nước dừa tốt nhưng nên nhớ không nên uống vào buổi tối, vì nước dừa có đặc tính lợi tiểu, có thể khiến bạn phải rời khỏi giường đi vệ sinh nhiều lần trong đêm, gây gián đoạn giấc ngủ. Ngoài ra, uống nước dừa lạnh vào buổi tối có thể khiến bạn bị cảm lạnh, gân cốt rã rời, đuối sức..
1. Sáng sớm khi bụng đói
Sau khi uống một cốc nước ấm, bạn có thể thư giãn thưởng thức một trái dừa vào buổi sáng để hấp thụ trọn vẹn dinh dưỡng từ nó.
Axit lauric có trong nước dừa có thể cải thiện khả năng miễn dịch một cách tự nhiên, tăng cường trao đổi chất và giải độc cơ thể.
Uống nước dừa vào buổi sáng cũng giúp duy trì sự cân bằng điện giải, do đó điều chỉnh huyết áp và cải thiện các chức năng đường ruột. Hơn thế, nó còn giúp chị em trẻ hóa làn da, giảm vết nhăn và tăng độ đàn hồi da. Tuy nhiên F0 cần nhớ là không nên pha thêm đường và cho đá vào nước dừa.
2. Sau bữa ăn
Uống nước dừa sau bữa ăn giúp tiêu hóa nhanh chóng và ngăn ngừa các vấn đề thông thường như đầy hơi, buồn nôn, chán ăn và giảm viêm. Chất tannin có trong nước dừa cũng có đặc tính chống vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng. Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng trong bữa ăn không nên ăn quá no, để cơ thể có thể hấp thụ nước dừa một cách dễ dàng.
Theo lương y Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), nước dừa tốt nhưng lạm dụng sẽ gây hạ huyết áp, có hại cho thận. Cho nên mỗi tuần tốt nhất chỉ nên uống 3-4 quả dừa.
Người mắc bệnh tiểu đường, người mắc bệnh thận, người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, người đang bị đau bụng kinh, người bệnh trĩ, huyết áp thấp, cảm lạnh... thì cần tránh uống nước dừa vì tình trạng sức khỏe sẽ trở nên nghiêm trọng.