Thức uống này rất giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa tự nhiên giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài một cách hiệu quả.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, F0 chăm sóc tại nhà cần được theo dõi thường xuyên và thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ để hạn chế diễn biến nặng, nguy kịch người bệnh. Bởi việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng giúp hỗ trợ và cải thiện "hàng rào" bảo vệ cơ thể như tế bào miễn dịch, các kháng thể, da, niêm mạc hô hấp, niêm mạc dạ dày làm tăng sức đề kháng.
Trong đó, việc uống đủ nước giúp cho F0 cân bằng điện giải, đào thải nhanh virus để sớm phục hồi. Bên cạnh nước lọc, nước dừa, nước cam... các chuyên gia y tế cũng khuyến khích bệnh nhân COVID-19 uống thêm nước chanh ấm. Bởi hiếm có loại nước nào vừa ngon lành, bổ dưỡng mà lại dễ pha chế như nước chanh.
Theo Tiến sĩ Namita Nadar, Trưởng khoa >dinh dưỡng tại Bệnh viện Fortis ở Noida, vào buổi sáng, nước chanh chính là lựa chọn hoàn hảo để phục hồi và cung cấp nước cho cơ thể. Chanh rất giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa tự nhiên giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài một cách hiệu quả.
Trong y học cổ truyền, chanh là một vị thuốc thanh nhiệt, thanh phế trừ đàm, có vị chua tính mát, giải độc, quy kinh phế vị can. Nước chanh có tác dụng tiêu đờm, giảm ho cho bệnh nhân COVID-19.
Nước chanh cũng có tác dụng thanh nhiệt trị chứng sốt, chứng viêm cho người bệnh háo khát, bù nước và điện giải.
F0 nên uống nước chanh ấm vào buổi sáng khi đã ăn no, có thể pha thêm muối, gừng hoặc mật ong, hạt chia để tăng cao chất lượng cho nước chanh. Không nên cho quá nhiều nước cốt chanh, chỉ cần nửa trái chanh cho 1 ly là đủ, uống tối đa 2 ly mỗi ngày.
1. Bệnh nhân lạnh trong người, mệt mỏi
Quả chanh vị chua, tính mát. Người bệnh hàn âm (thiếu dương khí), lạnh trong người, thường xuyên mệt mỏi phải cẩn trọng khi uống nước chanh vì có thể khiến bệnh nặng hơn. Chẳng hạn như khiến người bệnh càng thêm lạnh, dễ mệt mỏi và bị cảm hàn, cứng các khớp ngón tay, đau dây thần kinh.
2. Khi đang đói bụng
Nước chanh có hàm lượng axit cao, nếu uống lúc đói bụng vào buổi sáng sẽ ảnh hưởng không tốt đến đường tiêu hóa. Nếu thói quen lặp lại nhiều lần, trong thời gian dài sẽ khiến dạ dày bị axit ăn mòn gây ra viêm, loét, đau quặn thậm chí xuất huyết bao tử. Chính vì vậy, sau khi ngủ dậy mọi người nên uống một cốc nước ấm để làm loãng độ nhớt của máu, ăn uống nhẹ nhàng sau đó mới nghĩ đến việc uống nước chanh ấm.
3. Đang bị loét miệng
Uống nước chanh ấm trong khi loét miệng, nhiệt miệng là một hình thức làm vết thương thêm nghiêm trọng. Thông thường, vết loét miệng thường sẽ lành sau 1 – 2 tuần, cần hạn chế uống nước chanh trong thời điểm này, tính axit cao trong chanh có thể kích thích bệnh nặng hơn dù vết loét rất bé.
4. Người bị đau dạ dày
Nước chanh là thức uống có lợi cho đường ruột thế nhưng những người bị đau dạ dày không nên lạm dụng bởi chanh vị chua, chứa nhiều axit. Lạm dụng nước chanh sẽ khiến nhóm người này cảm thấy đau bụng dữ dội do viêm loét dạ dày, hay cảm thấy khó chịu do tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
- Không pha nước cốt chanh với nước sôi hoặc nước quá lạnh.
- Không uống trực tiếp nước cốt chanh đậm đặc, lượng axit cao trong chanh có thể làm loét dạ dày nên phải pha loãng ra trước khi uống.
- Mỗi người chỉ nên uống tối đa 2 ly nước chanh/ngày.