Nếu bạn chưa biết thì căng thẳng quá độ hậu COVID-19 có thể khiến bạn mắc các bệnh về răng miệng. Ngoài ra, stress còn làm cho các vấn đề này trở nên trầm trọng hơn.
Thống kê cho thấy chỉ số căng thẳng tăng lên do nhiễm >COVID-19 trong hai năm qua. Đặc biệt, các chuyên gia chỉ ra rằng căng thẳng có thể gây hại nghiêm trọng cho >sức khỏe răng miệng.
Nếu bạn đang bị căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần, chức năng miễn dịch của bạn sẽ giảm đáng kể và bạn có thể dễ dàng mắc các bệnh viêm nhiễm khác nhau. Jeong Jin-seok - Giám đốc Phòng khám Nha khoa UDI ở Gwangju Hak-dong, Hàn Quốc giải thích rằng chức năng miễn dịch pử khoan miệng có liên quan đến sự hình thành các loại viêm miệng hoặc đau nướu.
Adrenaline được giải phóng khi căng thẳng sẽ kích hoạt các dây thần kinh giao cảm của cơ thể làm co mạch máu và giảm lưu lượng máu. Điều này làm giảm lượng nước bọt tiết ra trong miệng. Nước bọt có chứa các thành phần ức chế vi khuẩn ở miệng, và khi miệng bị khô, vi khuẩn sẽ hoạt động mạnh và tích tụ mảng bám, gây sâu răng và các bệnh về nướu.
Ngoài ra, có trường hợp nghiến răng khi bị căng thẳng gây ra tác động lực lớn lên dây chằng nha chu và xương ổ răng (xương nướu) nâng đỡ răng. Nếu tiếp tục thói quen này, răng có thể bị yếu đi hoặc gây viêm nướu, dễ dẫn đến bệnh nha chu.
Căng thẳng quá mức cũng có thể gây ra hôi miệng. Có những lúc căng thẳng không gây hôi miệng nhưng bạn lại cảm thấy hơi thở có mùi khó chịu. Đây chỉ là "mùi hôi giả" do bạn tưởng tượng ra.
Nếu bạn cảm thấy hơi thở có mùi, tốt hơn là nên đến gặp nha sĩ và kiểm tra nồng độ chất gây hôi miệng. Nếu bạn kiểm tra cho ra chỉ số bình thường sẽ khiến bạn an tâm hơn.
Để giữ cho sức khỏe răng miệng không bị xấu đi do căng thẳng, tốt nhất là bạn nên kiểm tra răng miệng thường xuyên. Nên kiểm tra sức khỏe răng miệng và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng đến một năm.
Theo News1